+Aa-
    Zalo

    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia có uy tín, nợ công của Việt Nam dù chưa rõ ràng nhưng đang tăng lên và ít nhiều ảnh hưởng tới “sức khỏe” của nền kinh tế.

    (ĐSPL) - Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia có uy tín, nợ công của Việt Nam dù chưa rõ ràng nhưng đang tăng lên và ít nhiều ảnh hưởng tới “sức khỏe” của nền kinh tế. Vì thế chúng ta cần có sự giám sát, kiểm tra xem nợ công có đang được sử dụng hiệu quả hay không?

    Mỗi người dân gánh nợ 18,6 triệu đồng!?

    Nợ công của nước ta tính đến tháng 3/2014 đã tăng lên 11,2\% so với năm 2013. Đó là con số được trang tin kinh tế uy tín bậc nhất thế giới Economist.com đưa ra. Theo đó, vào ngày 24/3, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) của trang này đã cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD, chiếm 48,0\% GDP, tăng 11,2\% so với năm 2013.

    Với con số công bố trên, "bổ đầu" nợ lên người dân thì mỗi người phải gánh 886,59 USD (khoảng 18,6 triệu đồng). Ở thời điểm này, tổng nợ công Việt Nam tăng thêm 2,634 tỷ USD; bình quân nợ theo đầu người tiếp tục tăng thêm 27,31 USD/người.

    Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, con số trên chưa phản ánh đủ số nợ công thực sự của Việt Nam. Bởi có rất nhiều cách tính nợ công dẫn đến ra nhiều kết quả khác nhau.

    Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, chuyên gia tài chính, ngân hàng cao cấp Nguyễn Trí Hiếu cho hay: "Tôi không rõ con số nợ công mà chúng ta công bố kể trên được tính theo cách nào. Tiêu chí tính thứ nhất thì nợ công chỉ là nợ của Chính phủ mà thôi.

    Theo tiêu chí thứ hai thì nợ công bao gồm cả phần nợ của Chính phủ cộng với tất cả bảo lãnh. Tiêu chí thứ ba, gồm cả nợ công của Chính phủ, nợ bảo lãnh, nợ các doanh nghiệp Nhà nước cùng nợ của các địa phương. Vì thế khi công bố nợ công thì phải nói rõ thành phần của nợ công gồm những nợ gì thì mới có thể so sánh được. Chúng ta chỉ có thể so sánh quả cam với quả cam chứ không thể so sánh quả cam với quả táo".

    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    Con số nợ công mà The Econmist.com công bố hoàn toàn theo cách tính về nợ công của Việt Nam và dựa vào các số liệu về nợ công mà Việt Nam công bố. Theo các quy định của Việt Nam, nợ công không gồm nợ của doanh nghiệp bởi dù là doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân đều hạch toán độc lập.

    Doanh nghiệp có phá sản thì mặc doanh nghiệp, không "dính" tới Nhà nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, từ những vụ việc của Vinashin, Vinaline thì doanh nghiệp Nhà nước phá sản, không thể trả được nợ. Bộ Tài chính vẫn phải đứng ra bảo lãnh nợ. Như vậy nợ của doanh nghiệp lại biến thành nợ công.

    Chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành phân tích, nợ tư và nợ công trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn rất mù mờ. Những khoản nợ "khổng lồ" của các doanh nghiệp Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng như ngân hàng chưa rõ ràng, khó có thể xác định được các khoản vay đó có phải trách nhiệm Nhà nước bảo lãnh hay không.

    Bởi vậy, mức nợ công của nước ta công bố chưa phản ánh đúng và chính xác khi còn chưa rõ ràng việc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc trách nhiệm của nhà nước đến mức nào.

    Cần xem xét từ nhiều phía

    Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành phân tích: "Tỷ lệ nợ công cả nước chiếm 48\% GDP là con số không phản ánh chính xác. Tuy nhiên điều này cũng  cũng không quá quan trọng. Bởi các nước như Mỹ, Nhật Bản, hai tỷ lệ nợ công của họ còn chiếm rất cao so với GDP.

    Điều tôi muốn nói ở đây là khả năng trả nợ của mỗi nước là khác nhau. Tỷ lệ so với GDP của họ cao nhưng họ có khả năng trả nợ, trong khi đó ở nước ta thấp nhưng không trả được nợ. Không những thế nợ công còn có chiều hướng tăng hơn nữa càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với nền kinh tế".

    Vị chuyên gia này cũng lo ngại: Điều quan trọng nhất đối với vấn đề nợ công là khả năng chi trả. Nợ công đối với nước ngoài thì sẽ phải chi trả bằng đồng ngoại tệ. Cần phải biết được từng năm nước ta phải chi trả nợ nước ngoài là bao nhiêu, xuất khẩu mang về ngoại tệ là bao nhiêu, cộng với khoản dự trữ ngoại tệ thì liệu có đủ khả năng trả nợ hay không.

    Thực tế nếu không có nguồn dự trữ ngoại tệ trong thời gian ngắn để trả nợ nước ngoài rất có thể dẫn đến vỡ nợ. Mà khi vỡ nợ thì theo luật các khoản vay nợ nước ngoài dù chưa đến thời hạn đáo hạn nhưng ngay lập tức sẽ đáo hạn ngay. Cùng một lúc tất cả các khoản đáo hạn tới làm sao có thể chi trả đây? Khi đã vỡ nợ rồi thì khó có thể nhập khẩu nguyên vật liệu, khí đốt... về phục vụ sản xuất, như vậy cả nền kinh tế ngoại thương dừng lại. Khi đó nền kinh tế sẽ vận hành thế nào?

    TS. Bùi Kiến Thành cũng cho biết thêm mức nợ công của Việt Nam có khả năng còn tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Việc vay vốn nước ngoài như ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng đạt hiệu quả không cao đang đẩy việc nợ công tăng hơn nữa.

    Bởi, tình trạng đi vay về xây dựng nhưng lại rút ruột công trình, "ăn đầu ăn đuôi" là không thể chấp nhận được. Như Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nói giá làm đường ở Việt Nam đắt gấp ba lần Mỹ. Vay nước ngoài mười  phần mà bị "rút" gần hết. Mười phần ấy đầu tư hai phần vào công trình, còn lại vào tư túi. Thử hỏi công trình đó được bao lâu lại hỏng? Hỏng rồi lại đi vay về làm. Cứ như thế nợ chồng chất bao giờ mới trả nổi, nợ công ngày càng tăng cao.

    Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng điều đầu tiên người ta lo ngại khi nhắc đến nợ công là khả năng trả nợ. Một quốc gia nếu chỉ nợ trong nước thì sẽ trả được nhưng liên quan đến nợ công, tức là nợ ngoại tệ thì tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tình trạng vỡ nợ nếu họ không có tiền ngoại tệ để trả.

    "Một đất nước nợ công lớn, nợ cả nội tệ và ngoại tệ thì dĩ nhiên người dân phải gánh món nợ quốc gia. Cuộc đời của họ không gánh chịu được thì con cháu của họ sẽ phải gánh món nợ đó. Nó là vấn đề không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tác động về mặt xã hội. Bên cạnh đó, một Chính phủ có nợ công lớn sẽ gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu. Bởi trái phiếu sẽ phải có lãi suất cao để thu hút vì rủi ro vỡ nợ lớn. Thành ra nợ chồng chất nợ, lãi suất vì thế mà cứ nhân lên mãi. Nợ công nguy hiểm là ở chỗ đó", ông Nguyễn Trí Hiếu lo ngại.                        

    Vẫn “nằm trong giới hạn cho phép”

    Báo cáo tại phiên khai mạc Quốc hội vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Dư nợ công, dư nợ Chính phủ, dư nợ nước ngoài nằm trong giới hạn, an toàn cho phép”.

    Trước đó, bộ Tài chính cũng khẳng định, các chỉ tiêu an toàn về nợ công được đảm bảo theo các chỉ tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nước ta đã thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy tình trạng nợ quá hạn.

    Sở dĩ có sự khác nhau về số liệu nợ công là do phương pháp đánh giá không giống nhau, vì số liệu nợ công của Chính phủ không tính theo cách gộp cả phần vay nợ của các doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ bảo lãnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/no-cong-tang-khong-xau-nhung-rui-ro-cao-a27349.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan