Đồng thời bạn cũng không nên khoe khoan với nhân viên trong công ty về công việc mới, mức lương hấp dẫn mà bạn sẽ nhận, nói xấu, chỉ trích ban lãnh đạo ở công ty hiện tại.
2. Trao đổi thẳng thắn với ban lãnh đạo
Một khi bạn đã quyết định ra đi chắc chắn người lãnh đạo của bạn cũng không giữ lại bạn làm gì nữa, vì vậy bạn nên trao đổi thẳng thắn, nhã nhặn và giữ thái độ chuyện nghiệp. Qua cuộc trao đổi bạn có thể giúp đỡ họ điều gì trước lúc ra đi cũng như giúp họ chỉ định ra người thay thế. Bạn không nên nghỉ đột ngột mà chẳng một lời gì ngoài đơn thôi việc.
3. Bàn giao công việc
Bạn nên bàn giao công việc lại cho người kế nhiệm bằng cách lập danh sách tất cả những công việc hàng ngày, nếu có thời gian bạn nên viết lại hướng dẫn công việc. Nếu bạn không bàn giao cụ thể, rõ ràng có thể bạn sẽ gặp nhiều phiền toái dù đã chuyển sang công ty khác rồi.
4. Hướng dẫn người thay thế
Nên hướng dẫn người thay thế những gì bạn đã biết về công việc. Không nên vì ích kỉ cá nhân, không hài lòng về ban lãnh đạo mà bạn để cho người mới rơi vào tình trạng khó khăn.
5. Báo cáo lại công việc của mình
Đối những công việc mình đã thực hiện, hoặc thực hiện dỡ dang bạn nên báo cáo đầy đủ những việc mình đã làm được và chưa làm được. Như thế người kế nhiệm của bạn không mất thời gian làm lại từ đầu mà họ có thế tiếp tục công việc của bạn một cách thuận tiện.
6. Thông báo thời hạn nghỉ việc đúng luật
Bạn phải báo trước thời hạn nghỉ việc đúng luật để nhận các khoản trợ cấp khi thôi việc. Đồng thời ban lãnh đạo cũng có thể xoay xở tìm người thay thế.
7. Hãy để lại các vật dụng của công ty
Các vật dụng văn phòng phẩm mà công ty đã trang bị cho bạn làm việc thì bạn nên để lại bằng biên bản bàn giao, bạn chỉ mang đi những cái gì của mình, do mình bỏi tiền túi ra mua.
Một khi ra đi không có nghĩa là thể hiện phản ứng tiêu cực của bạn, trái đất tròn mà bạn, nếu đâu sau này công ty cũ và đồng nghiệp cũ cũng là đối tác của bạn thì sao? Vì thế khi ra đi hãy để lại ấn tượng tốt đẹp.