+Aa-
    Zalo

    Sử dụng kiến thức, chuyên môn hiện có để chuyển hướng nghề nghiệp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu viễn cảnh sự nghiệp tương lai làm bạn cảm thấy ngột ngạt hoặc làm bạn mất đi đam mê, đây là thời điểm thích hợp để bạn suy nghĩ đến việc chuyển hướng nghề nghiệp

    Nếu viễn cảnh sự nghiệp tương lai làm bạn cảm thấy ngột ngạt hoặc làm bạn mất đi đam mê trong công việc, đây là thời điểm thích hợp để bạn suy nghĩ đến việc chuyển hướng nghề nghiệp.
    Bạn có thể tìm đến một con đường thay thế trong sự nghiệp hiện tại của mình - bằng cách sử dụng khả năng chuyên môn theo một cách mới. Trong hầu hết bất kì lĩnh vực nào nơi bạn có kiến thức chuyên môn, bạn có thể tạo ra sự thay đổi trong lĩnh vực và có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
    Hãy cùng CareerLink.vn xem những hướng dẫn sau, nếu bạn muốn chuyển hướng nghề nghiệp của bạn.
    Dạy học
    Bất kì đâu cũng cần những người dạy học – trong trường trung học, đại học và tất cả các công ty. Những doanh nghiệp lớn hơn sử dụng những giảng viên để hướng dẫn nhân viên họ tuân theo quy định công ty, lợi ích và cách sử dụng phần mềm chuyên dụng. Nếu bạn có khả năng giảng dạy những khóa học từ xa hoặc những hình thức hướng dẫn trực tuyến bạn sẽ tạo ra lợi thế trên thị trường. Bạn sẽ cần một ít kinh nghiệm giảng dạy, dù là dạy 1 thầy - 1 trò, trong một lớp học hoặc trong một buổi hội tảo. Đối với một số hình thức giảng dạy nghề nghiệp, những luận án trong ngành hoặc bằng cấp liên quan sẽ là điều cần thiết cho bạn.
    Chủ trương
    Một nhà hoạt động chính trị, thương nhân hoặc một người làm công việc vận động hành lang trong chính trị, tất cả họ đều là những người chủ trương thực hiện. Bạn có thể tìm những cơ hội này tại những công ty quan hệ cộng đồng, tổ chức thương mại, hiệp hội và những nhóm lợi ích đặc biệt. Những công việc phục vụ công đồng ủng hộ người tiêu dùng luôn có sẵn ở mọi cấp độ chính phủ, từ quốc gia đến phường, xã. Tính cách tự tin, hiểu biết trong ngành sẽ quan trọng hơn một tấm bằng đại học. Để đạt được những kinh nghiệm và sự công nhận, hãy bắt đầu tham gia tình nguyện viên cho những nhóm cư dân hoặc tổ chức phi lợi nhuận của người tiêu dùng.
    Ví dụ: quản lý kinh doanh trong ngành thực phẩm có thể là chuyên gia an toàn thực phẩm
    Truyền đạt
    Có nhiều cơ hội để truyền đạt lại những gì bạn biết. Ví dụ, việc viết phần mềm trong ngành IT đang là một lĩnh vực phát triển và sinh lợi cho những người giỏi chuyên môn như phát triển phần mềm, thiết kế hệ thống máy vi tính và kĩ sư máy tính. Người hoạt động trong các lĩnh vực có thể viết về nó cho các hãng quảng cáo hoặc như cách các tác giả khoa học viễn tưởng vẫn làm. Tăng cường kĩ năng viết của bạn với một hoặc hai lớp học, và lấy kinh nghiệm bằng cách tham gia tình nguyện viết cho những tờ báo trong ngành. Hoặc bắt đầu viết nhật kí điện tử (tất nhiên sẽ đăng tải những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm của bạn về ngành đang hoạt động chứ không phải những cảm xúc cá nhân). Ví dụ: lập trình viên máy tính có thể trở thành người viết phần mềm
    Kinh doanh kiến thức
    Nếu bạn có kiến thức sâu trong ngành làm việc, sẽ có một cái gì đó bạn có thể bán được. Nếu bạn không nghĩ bạn thuộc dạng giỏi bán hàng, hãy tìm cơ hội như trở thành người môi giới, kết nối giữa người mua và người bán với nhau. Công việc bán hàng thường không đòi hỏi những bằng cấp (mặc dù một số ngành yêu cầu giấy phép). Điều quan trọng là theo sát thuyết phục và kiên trì. Một số kinh nghiệm bán hàng như “mặt dày và tính cách thích giao lưu” cũng là những điều tốt cho công việc này.
    Ví dụ: quản lý tiếp thị trong ngành bán lẻ có thể trở thành quản lý bán hàng.
    Phân tích trong lĩnh vực
    Từ các quận huyện và quốc gia, các đại học lớn và các lĩnh vực lớn đều cần lượng nhân sự lớn để thực hiện các công việc nghiên cứu, phân tích về đa dạng các lĩnh vực khác nhau như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, v.v… Các công ty làm việc theo lợi nhuận cần một đội ngũ phân tích để dự đoán ngân sách, đánh giá rủi rỏ và những thay đổi dự án trong ngành. Đối với công việc này đòi hỏi kinh nghiệm rộng trong một số khía cạnh của lĩnh việc và những bằng cấp chuyên môn cao. Kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu hoặc viết và trình bày báo cáo cũng rất hữu ích.
    Ví dụ: kế toán thuế có thể trở thành chuyên viên phân tích quản trị.
    Chuẩn bị cho sự chuyển hướng nghề nghiệp
    Thay đổi nghề nghiệp trong cùng một ngành sẽ dễ dàng hơn bắt đầu một sự nghiệp mới, nhưng nó cũng đòi hỏi một số sự chuẩn bị nhất thiết. Sau đây là một số gợi ý của chuyên gia:
    - Tích lũy kinh nghiệm ngay bây giờ: Kinh nghiệm không chỉ tới từ những công việc được trả lương, mà còn tới từ thói quen, công việc tình nguyện và những công việc tư vấn cá nhân. Vì vậy, rất quan trọng là bạn phải biết bạn thật sự muốn gì trước khi bạn bước sang một bước ngoặt mới.
    - Tham gia các khóa đào tạo: Điều này không có nghĩa là bạn cần thêm một tấm bằng hoặc là một năm để quay lại trường học. Nó có thể chỉ là một ngày trong hội thảo bán hàng hoặc là lớp học các viết buổi tối.
    - Làm đẹp CV: Những người chuyên nghiệp sử dụng mẫu đơn xin việc, CV để thể hiện được họ có thể làm công việc họ muốn. Nếu một chuyên viên tuyển dụng muốn làm công tác huấn luyện anh/cô ấy nên chắc rằng đã tham gia một khóa học liên quan đến công việc đào tạo. Tất cả những khóa này rất dễ tìm kiếm. Nếu thay đổi công việc trong công ty thì mọi người đều đã biết bạn và có lẽ cũng thích bạn. Nếu có một chỗ trống bạn đang muốn, ít nhất họ cũng có thể huấn luyện cho bạn.
    - Bắt đầu nơi bạn làm việc: Nếu bạn đang làm việc tại một công ty, cách tốt nhất để tạo hướng đi mới cho mình là thực hiện trong nội bộ công ty.
    Khi bạn chuyển hướng nghề nghiệp, chìa khóa thành công quan trọng là sự linh động và tư duy sáng tạo. Nếu vị trí này cần chuyên môn của bạn, sẽ có cơ hội sự nghiệp tại đây cho bạn, dù chính bạn phải tạp ra cơ hội nghề nghiệp cho chính mình.
    Nguồn : Website việc làm Careerlink.vn ! –
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-dung-kien-thuc-chuyen-mon-hien-co-de-chuyen-huong-nghe-nghiep-a71406.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những dấu hiệu của “bệnh” chán việc

    Những dấu hiệu của “bệnh” chán việc

    Không phải ai cũng nhận ra mình đang chán ghét hay hài lòng với công việc hiện tại. Bởi đơn giản có nhiều người chỉ cần có một công việc để làm, có thu nhập ổn định.