+Aa-
    Zalo

    Những tác dụng của cây kim ngân hoa có thể bạn chưa biết?

    (ĐS&PL) - Cây kim ngân hoa là một loại dược liệu quý bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

    Đặc điểm của cây kim ngân hoa

    Kim ngân hoa hay còn được gọi là kim ngân, nhẫn đông, song bào hoa, nhị hoa, kim đằng... là loại dây leo, thân quấn. Các dạng cây bụi có chiều cao khoảng từ 6m đến 9m, trong khi dây leo có thể cao từ 9m đến 24m.

    Từ xa xưa, kim ngân hoa đã được sử dụng như một vị thuốc cổ truyền, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Ảnh minh họa

    Từ xa xưa, kim ngân hoa đã được sử dụng như một vị thuốc cổ truyền, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Ảnh minh họa

    Kim ngân hoa có cành nhỏ, khi cành còn non thường mang màu xanh nhạt, bên ngoài được phủ một lớp lông tơ mịn. Khi trưởng thành, cành cây chuyển sang màu hơi đỏ, có vân và không có lông.

    Lá của cây kim ngân mọc đối, hình trứng dài hoặc mũi mác. Hoa của cây kim ngân mọc thành cụm, hình ống, có 2 môi, mùi thơm nhẹ, hoa mới nở thường sẽ có màu trắng, sau chuyển thành vàng. Quả của cây kim ngân hoa có hình cầu hơi tròn hoặc thon dài, quả mọng có đường kính khoảng 6m -10 mm. Quả có thể có màu đỏ, đen hoặc xanh.

    Cành, lá, hoa của cây kim ngân đều có thể được dùng làm thuốc, tuy nhiên hoa là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.

    Kim ngân hoa chứa nhiều thành phần hóa học có lợi đối với sức khỏe như Saponin, Oxalic, Citric, Axit malic, Flavonoid, Axit chlorogenic, Geraniol, hex -1 -en, Carvacrol, Eugenol, α – pinen...

    Uống cây kim ngân có tác dụng gì?

    Trong Đông y, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, không độc, kim ngân hoa tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt. Trong nhân gian cây kim ngân thường sử dụng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu, sởi, tả lỵ.

    Kim ngân hoa được sử dụng để hỗ trợ giải độc cơ thể, điều trị viêm gan C, giảm thiểu các bệnh nhiễm trùng gây ra các bệnh như lao, liên cầu khuẩn, salmonella... giúp ngủ ngon hơn. Ảnh minh họa

    Kim ngân hoa được sử dụng để hỗ trợ giải độc cơ thể, điều trị viêm gan C, giảm thiểu các bệnh nhiễm trùng gây ra các bệnh như lao, liên cầu khuẩn, salmonella... giúp ngủ ngon hơn. Ảnh minh họa

    Ngoài ra, có một số nghiên cứu chứng minh rằng kim ngân có vai trò trong điều trị dị ứng, viêm mũi và bệnh thấp khớp. Liều thường dùng trong ngày từ 12 - 20g hoa khô.

    Ngày nay, khi chiết xuất các thành phần có trong cây kim ngân hoa, người ta tìm thấy một số các chất có lợi trong việc phòng cũng như điều trị bệnh saponin, flavonoid và các yếu tố khác có công dụng kháng khuẩn, làm mau liền sẹo, kháng viêm, chống khối u. Đồng thời, các chất có trong cây kim ngân có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn chặn lão hóa cũng như có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa những căn bệnh mạn tính.

    Qua một số nghiên cứu về khả năng sử dụng kim ngân như một loại kháng sinh thực vật, người ta thấy được công dụng hiệu quả của cây kim ngân đối với việc đề kháng một số vi khuẩn như: trực khuẩn lỵ, cận thương hàn, dịch hạch, thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết và có tác dụng yếu hơn đối với các loại vi khuẩn khác như: E.coli, tụ cầu vàng, phế cầu, bạch hầu. Ngoài ra, cây kim ngân còn có khả năng ức chế một số nấm ngoài da khá hiệu quả.

    Cây kim ngân có khả năng kháng viêm, giảm xuất tiết, làm thanh mát cơ thể, hạ sốt. Người xưa thường sử dụng kim ngân pha nước uống nhằm giải nhiệt cơ thể, làm dịu mát trong những ngày thời tiết oi bức, nắng nóng, hay cho trẻ em sử dụng để điều trị rôm sảy, mẩn ngứa.

    T.D (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-tac-dung-cua-cay-kim-ngan-hoa-co-the-ban-chua-biet-a412177.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cây é tím có tác dụng gì?

    Cây é tím có tác dụng gì?

    Cây é tím, hay còn gọi là hương nhu tía, là một loại thảo mộc phổ biến tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những tác dụng tuyệt vời của cây é tím.