Các tác dụng khi uống nước lá lốt
Hỗ trợ giảm đau xương khớp
Lá lốt chứa thành phần benzyl axetat giúp giảm sưng và tiêu viêm nhanh chóng. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc nước lá lốt dưới đây để hỗ trợ giảm đau một cách hiệu quả.
- Chuẩn bị 5-10g là lốt phơi khô, hoặc 15-30g lá lốt tươi, sau đó đem đi rửa sạch.
- Sắc phần lá lốt vừa chuẩn bị với 1 lít nước cho tới khi cạn còn 0,5 lít, sử dụng uống trong ngày.
Lưu ý, nên uống khi nước lá lốt còn ấm, uống sau bữa tối. Duy trì 2 lần/ngày liên tục trong thời gian 1 tuần để đảm bảo đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Hỗ trợ trị đau bụng do nhiễm lạnh
Nước lá lốt có tác dụng rất tốt trong việc chữa đau bụng do nhiễm lạnh ngay tại nhà. Bệnh nhân rửa sạch 20g lá lốt tươi, sắc cùng 300ml nước cho tới khi cạn còn 10ml, sau đó uống nước này khi còn ấm, trước bữa tối.
Hỗ trợ trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân
Uống nước lá lốt cũng giúp hỗ trợ điều trị chứng ra nhiều mồ hôi tay chân. Hãy chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi, rửa sạch rồi đun với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Sử dụng nước này liên tục trong vòng 4-5 ngày, 2 lần/ngày.
Hỗ trợ xử lý cơn đau trong trường hợp ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
Nếu trẻ nhỏ mắc chứng đau bụng, kèm theo các dấu hiệu bất thường như nôn, đại tiện nhiều lần, bị mất nước… thì rất có thể trẻ đã bị ngộ độc thức ăn. Uống nước lá lốt có thể hỗ trợ xử lý cơn đau hiệu quả.
Hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm lá lốt, bạch truật, hạt sen, hậu phác, sinh khương, sâm bố chính, rau má, cam thảo và trần bì (mỗi thứ 10g).
Tiếp đó, cho tất cả số nguyên liệu này vào ấm, sắc cùng 100ml nước để uống. Mỗi thang uống trong vòng 1 ngày, chia thành 3 lần uống.
Hỗ trợ điều trị cảm cúm
Người có sức đề kháng yếu thường hay bị cảm cúm, có thể dùng nước lá lốt ấm như một loại trà, không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm mà còn tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể mau hồi phục.
Phương pháp này hiệu quả ngay tại nhà, đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ như những loại thuốc tây trên thị trường.
Hỗ trợ điều trị chứng phù thũng do thận gây ra
Người bệnh cần chuẩn bị 20g lá lốt, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề (mỗi vị 10g). Sau đó, rửa sạch các nguyên liệu, sắc với 500ml nước cho đến khi còn lại 150ml, dùng uống trong ngày, sau bữa trưa, khi thuốc còn ấm.
Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý cho “cánh mày râu”
Lá lốt hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới rất hiệu quả. Bên cạnh nấu nước lá lốt, người bệnh có thể chế biến loại lá này thành nhiều món ăn bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhằm tăng cường sinh lý, ví dụ như lá lốt xào hến.
Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa
Người bệnh chuẩn bị 30g lá lốt tươi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc uống trong ngày. Đối với phần bã, cho vào nồi với 100ml nước, đun sôi trong khoảng 5 phút, sau đó vớt bã để riêng.
Dùng phần nước rửa nơi có tổ đỉa, rồi lau khô và lấy phần bã đắp lên, băng lại. Áp dụng phương pháp này 1-2 lần/ngày, liên tục trong vòng 5-7 ngày để thấy tác dụng.
Cần lưu ý gì khi uống nước lá lốt?
- Nước lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
- Người đang bị táo bón, nhiệt miệng, nóng bức trong người nên hạn chế uống nước lá lốt.
- Không nên ăn quá nhiều lá lốt (trên 100g/ngày) vì có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng… Nôn, choáng váng là một trong số các phản ứng bất thường của người uống quá nhiều nước lá lốt.
- Do lá lốt có tính nóng nên người bị đau dạ dày hạn chế sử dụng.
- Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng nhiều lá lốt do có thể bị mất sữa hoặc sữa loãng, không đủ chất.
Đ.K(T/h)