Những người không nên ăn rau mồng tơi
Người sỏi thận
Rau mồng tơi chứa nhiều purin - hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Người mới lấy cao răng
Rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước. Những người mới lấy cao răng được khuyên là không ăn mồng tơi trong 1-2 tuần.
Người bị đau dạ dày
Hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều. Vì vậy những người bị đau dạ dày không nên ăn rau mồng tơi.
Những người bị tiêu chảy
Những người bị tiêu chảy không nên ăn mồng tơi vì mồng tơi có tính mát, nhuận tràng sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Những người bị viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày thể hàn thấp (chân tay lạnh, sợ lạnh) nếu ăn đồ lạnh như mồng tơi khiến bệnh tăng nặng hơn.
Những người bị bệnh cơ xương khớp do hàn
Những người bị bệnh cơ xương khớp do hàn (lạnh, thấp, ẩm) biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, không thích ăn đồ mát, gặp lạnh đau tăng hay làm việc nơi ẩm thấp không nên ăn mồng tơi, chỉ dùng trong trường hợp do thấp nhiệt, sưng đau nóng đỏ các khớp, nước tiểu nóng đỏ...
Người đau dạ dày
Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.
Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi
Rau mồng tơi kỵ thịt bò nên khi kết hợp mồng tơi và thịt bò làm giảm tác dụng nhuận tràng của mồng tơi đồng thời gây đầy bụng, khó tiêu.
Nên chọn rau mồng tơi tươi, sạch, đảm bảo chất lượng, tránh xa loại rau được phụ thuốc trừ sâu, các chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
Không nên ăn mồng tơi để qua đêm vì trong canh mồng tơi để lâu nitrat chuyển hóa thành nitrit, một chất gây ung thư nguy hiểm.
Không nên ăn mồng tơi sống mà phải nấu chín kỹ do ăn sống dễ gây đau bụng, sôi bụng.
Như Quỳnh (T/h)