Táo bón là một hội chứng rối loạn ở trực tràng – hậu môn, đôi khi là triệu chứng của một bệnh lý. Táo bón kéo dài, thể nặng sẽ gây ra nhiều rối loạn chức năng cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, hãy tự nhận biết xem mình có dấu hiệu của bệnh táo bón nặng hay không để điều trị trước khi quá muộn.
Định nghĩa về táo bón
Táo bón là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng:
- Phân rắn,
- Số lần đại tiện giảm còn nhỏ hơn 3 lần/ tuần,
- Thời gian đại tiện kéo dài và cần sự trợ giúp khi đại tiện.
Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì?
* Triệu chứng về đường tiêu hóa:
- Ở một số người, tình trạng táo bón có thể chỉ diễn ra tạm thời trong khoảng một đến vài tuần. Bệnh có thể tự cải thiện nếu họ biết cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học.
Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón kéo dài vài tháng liền, thậm chí thời gian tính bằng năm, chắc chắn bạn đang nằm trong số những bệnh nhân bị táo bón mạn tính, táo bón nặng.
- Đi kèm cùng với đó là tình trạng phân đanh cứng, tần suất đại tiện có thể là từ 3 – 4 ngày, thậm chí cả tuần mới đi ngoài được, hết sức khó khăn.
- Đi ngoài ra máu đỏ tươi
- Những người bị táo bón nặng thường kèm theo các biểu hiện sau:
• Đau bụng, đầy chướng
• Chán ăn, mệt mỏi
• Phần bụng dưới chướng to
Bởi táo bón kéo dài khiến phân ngày càng tích tụ nhiều hơn tại đại tràng. Các chất cặn bã bị dồn ứ, phân hủy sinh khí gây chướng bụng và phình to đại trạng. Hậu quả nghiêm trọng hơn của táo bón là sa trực tràng, trĩ nội, trĩ ngoại. Các bệnh này đều khó chữa hơn, phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng hơn.
* Tâm trạng buồn phiền, lo âu
Có nhiều lý do khiến những bệnh nhân bị táo bón nặng thường buồn bực, chán nản, mệt mỏi. Đó là:
- Phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương trực tràng, gây đau hậu môn khiến người bệnh khó chịu, căng thẳng, mất tập trung.
- Sự tái hấp thu các chất cặn bã từ phân vào máu khiến cơ thể bị nhiễm độc mạn cùng bệnh táo bón. Cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu sự minh mẫn và có thể thêm chứng lo âu, chán nản.
* Phân dính, tắc, són phân
Phân tắc nghẽn tại đại tràng lâu, dồn nén thành khối cứng và rất khó để đại tiện bình thường được. Người bệnh luôn có cảm giác buồn đi ngoài nhưng mỗi lần lại chỉ đại tiện được rất ít, đi không hết phân. Đó là hiện tượng tắc phân.
Trường hợp nặng hơn có thể dò rỉ phân tại lỗ hậu môn. Tình trạng són phân hay gặp ở trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi hơn.
Lưu ý: Phân biệt táo bón nặng và bệnh lý khác
Ở một số người bệnh, đặc biệt bệnh nhân trên 50 tuổi đôi khi chủ quan mà nhầm lẫn các bệnh lý khác với chứng táo bón. Khi gặp các triệu chứng sau:
- Táo bón mới xuất hiện
- Sút cân
- Thiếu máu
- Phân lẫn máu nhiều hay ít
- Đột ngột thay đổi khuôn phân
Rất có thể đây là các bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng hơn, người bệnh cần chủ động tới các phòng khám chuyên khoa làm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chi tiết hơn.
Nhìn chung, táo bón thể nhẹ có thể ít ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hơn. Nhưng tình trạng táo bón nặng, kéo dài thường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt bình thường của người bệnh. Vì vậy, bạn đọc nên lưu ý các dấu hiệu của bệnh táo bón và cải thiện chứng táo bón càng sớm càng tốt.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diếp cá vương Kết hợp từ Diếp cá ( hàm lượng lên tới 680mg/ 1 viên nén) cùng 11 vị dược liệu khác tạo nên công thức phối hợp hoàn hảo dành cho người bị táo bón, trĩ. Sản phẩm giúp giảm nhanh chứng táo bón, cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Hiện Diếp có vương có mặt tại nhiều nhà thuốc trên các tỉnh thành trong cả nước. Danh sách các nhà thuốc có bán Diếp cá vương: Điểm bán Để được tư vấn cụ thể tình trạng bệnh táo bón, trĩ, độc giả có thể liên hệ tới số 0974 789 199. Website chính thức: Diepcavuong.com |
Tuấn Anh