+Aa-
    Zalo

    Nhờ mua tin, nhiều án tham nhũng lớn được làm sáng tỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, chính nhờ việc mua tin đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án tham nhũng lớn, trong đó có cả đại án Vinalines.

    (ĐSPL) - Ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, chính nhờ việc mua tin đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án tham nhũng lớn, trong đó có cả đại án Vinalines.

    Trao đổi với báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Thê - Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, Ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng đã công bố các quy định mua tin từ các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ công tác phòng chống tham nhũng.

    Theo đó, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu phát hiện thông tin, chứng cứ có giá trị liên quan đến hành vi tham nhũng trên địa bàn đều có thể bán tin cho Ban Nội chính Tỉnh ủy. Tùy theo tính chất vụ việc và chất lượng thông tin, tài liệu mà mỗi tin sẽ được mua với mức từ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng. 

    Nhờ mua tin, nhiều vụ án tham nhũng lớn được làm sáng tỏ

    Ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương. 

    Nhận định về thông tin này, trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh: “Vừa qua việc tổ chức chi khoản ngân sách gọi là mật chi cho công tác phòng chống tham nhũng đã được thực hiện ở các cơ quan phòng chống tham nhũng Trung ương, đặc biệt là Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trước đây và Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng hiện nay. Đơn vị trực tiếp giúp Ban chỉ đạo là Ban Nội chính Trung ương."

    "Thực tế trong thời gian vừa qua, việc mua các tin tố cáo các hành vi tham nhũng này góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án, trong đó có cả những vụ án lớn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như đại án Vinalines, vụ liên quan đến Dương Chí Dũng, tổ chức thuê bao tài chính với tàu lặn... đều có sử dụng việc mua tin”.

    Theo quy định, nguồn tài chính nhằm hỗ trợ cho các cơ quan đấu tranh phòng chống tham nhũng để có được nguồn tin giá trị về việc cung cấp, tố giác tội phạm tham nhũng cần đảm bảo 2 yêu cầu: Thứ nhất là đảm bảo tính bí mật, an toàn cho người báo tin; thứ hai là đảm bảo việc chi đạt đúng mục đích đặt ra, nghĩa là phải có được những thông tin có giá trị, nó được chứng minh được trong quá trình khởi tố, điều tra.

    “Nhưng nói như vậy không có nghĩa là khi sự việc xong xuôi, và tội phạm tham nhũng đã được xử lý thì mới chi trả cho nguồn tin, nếu như vậy thì lại không còn mang ý nghĩa động viên nữa, mà đây được coi là khoản mật chi và người đứng đầu các cơ quan phòng chống tham nhũng chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng tính hiệu quả của tin và mức độ chi trả cho tin báo” – ông Nguyễn Doãn Khánh nói thêm.

    Về nguồn kinh phí được lấy ra để chi trả cho việc mua tin, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, trong hướng dẫn cho các Ban Nội chính ở các địa phương thì hàng năm phải xây dựng kế hoạch chi và kế hoạch này sẽ được Thường trực tỉnh ủy của các địa phương đưa cân đối vào ngân sách, thậm chí có thể được Thường vụ của cấp ủy ở đó duyệt đưa vào kế hoạch chi, sau đó phân cho cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính và Trưởng Ban Nội chính sẽ chịu trách nhiệm chính về việc tổ chức chi theo đúng định mức, đúng chế độ, đặc biệt là giám sát kiểm tra độ tin cậy và giá trị của tin để quyết định mức chi.

    Một tin cao nhất chi không được quá 10 triệu đồng. Như vậy tiền là nguồn ngân sách và nằm trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nho-mua-tin-nhieu-an-tham-nhung-lon-duoc-lam-sang-to-a35886.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan