+Aa-
    Zalo

    Nhiều thương hiệu bột ngọt không minh bạch nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng quan ngại

    • Mai AnhDSPL

    (ĐS&PL) - Tình trạng bột ngọt (mì chính) không minh bạch nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường, gây hoang mang cho người tiêu dùng.

    Bột ngọt không rõ xuất xứ tràn lan từ chợ đến siêu thị

    Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bột ngọt được san chia, đóng gói và bán trên thị trường với giá rẻ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ thì bao bì của các sản phẩm bột ngọt này hầu như không có thông tin về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất ra sản phẩm bột ngọt trước khi đóng gói; nguồn gốc, xuất xứ bột ngọt từ đâu cũng không minh bạch.

    Một số sản phẩm bột ngọt đóng gói lại không ghi xuất xứ hiện đang được bày bán trên thị trường.

    Một số sản phẩm bột ngọt đóng gói lại không ghi xuất xứ hiện đang được bày bán trên thị trường.

    Tại TP.HCM, có đến 11 công ty đang san chia, đóng gói lại các sản phẩm bột ngọt không rõ xuất xứ và bán trên thị trường. Trong đó, đặc biệt có sản phẩm bột ngọt Meizan, trên bao bì ghi thông tin đóng gói tại Việt Nam bởi: Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương tại địa chỉ: Lô C20a-3, đường số 14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. HCM.

    Được biết, công ty đóng gói bột ngọt Meizan không phải là công ty trực tiếp sản xuất ra bột ngọt từ nguyên liệu ban đầu, và bột ngọt Meizan cũng không được công bố rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người tiêu dùng.

    Trên bao bì sản phẩm Bột ngọt “Meizan" không ghi rõ thông tin về xuất xứ bột ngọt.

    Trên bao bì sản phẩm Bột ngọt “Meizan" không ghi rõ thông tin về xuất xứ bột ngọt. 

    Trên bao bì sản phẩm bột ngọt này cũng không tìm thấy thông tin ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, tuy nhiên lại được bán trong những siêu thị lớn.

    Theo TS.BS Nguyễn Thị Hương Lan, Giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm - Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tiêu thụ thực phẩm, gia vị không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có thể là trước mắt hoặc về lâu về dài. Do đó, người tiêu dùng nên kiểm tra kĩ thông tin trên bao bì sản phẩm, hiểu rõ sản phẩm trước khi mua để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho bản thân và gia đình, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, gia vị.

    Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, bột ngọt san chia, đóng gói không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất uy tín và môi trường đầu tư trong nước.

    Trước tình hình này, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và xử lí để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất chân chính.

    Nhãn hiệu bột ngọt Sela Tím vừa bị tạm giữ và niêm phong do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.

    Nhãn hiệu bột ngọt Sela Tím vừa bị tạm giữ và niêm phong do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.

    Cụ thể, vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã kiểm tra và lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ và niêm phong toàn bộ đối với bột ngọt nhãn hiệu Sela của Công ty TNHH MTV Sela Tím do phát hiện hàng hóa có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn theo quy định của pháp luật.

    Lo ngại về tính minh bạch của các sản phẩm bột ngọt không rõ nguồn gốc, mới đây, hệ thống siêu thị Go! đã rà soát, kiểm tra, ngưng trưng bày và bán sản phẩm bột ngọt Meizan không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành động này thể hiện trách nhiệm cao của hệ thống siêu thị Go! đối với sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Các siêu thị đầu tiên ngưng trưng bày và bán bột ngọt Meizan không rõ nguồn gốc xuất xứ có Big C Thăng Long, Go! Mê Linh, Go! Long Biên (Hà Nội), Go! Vinh (Nghệ An), Go! Đà Lạt (Lâm Đồng), Big C An Lạc (TP. Hồ Chí Minh)…

    Quy định pháp luật liên quan đến nhãn hàng hóa

    Theo tìm hiểu, nhãn hàng hóa của các sản phẩm bột ngọt san chia, đóng gói cần phải tuân thủ các quy định như sau:

    Theo Khoản 1 Điều 10, Khoản 6 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa:

    1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

    a) Tên hàng hóa;

    b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

    c) Xuất xứ hàng hóa;

    6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.

    Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN ngày 26/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP:

    “Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.

    Ví dụ: cho phép san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai theo hợp đồng.

    Hàng hóa được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai”.

    Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm có quy định yêu cầu đối với việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trộn phụ gia thực phẩm như sau:

    "Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản".

    Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa quy định:

    7. Sửa đổi, bổ sung Điều 15

    “Điều 15. Xuất xứ hàng hóa

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

    2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

    3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhieu-thuong-hieu-bot-ngot-khong-minh-bach-nguon-goc-xuat-xu-nguoi-tieu-dung-quan-ngai-a478726.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan