+Aa-
    Zalo

    Công tác truyên truyền chính sách pháp luật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

    (ĐS&PL) - Đóng góp ý kiến tại toạ đàm, đại diện các cơ quan báo chí nhất trí rằng, công tác truyên truyền chính sách pháp luật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

    Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam” nhằm lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội.

    Ông Phan Hồng Nguyên -Phó Cục trưởng Cục phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư Pháp cho biết, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã quy định ngày 9/11 (ngày Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1946) là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

    Đến nay Ngày Pháp luật Việt Nam đã được các bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

    Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các Bộ, ngành, địa phương. Từ đó, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Ông Phan Hồng Nguyên tại buổi họp báo

    Ông Phan Hồng Nguyên tại buổi họp báo

    Đóng góp ý kiến tại toạ đàm, đại diện các cơ quan báo chí nhất trí rằng, công tác truyên truyền chính sách pháp luật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên công tác tuyên truyền hiện còn gặp khó khăn do chưa tiếp cận được chính sách từ sớm; đội ngũ chuyên gia của các Bộ, Ngành sẵn sẵn, thậm chí “ngại” chia sẻ,…

    Do đó, để công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, thì báo chí cần được tiếp cận sớm từ trước trong và sau nội dung chính sách, ngay từ khi soạn thảo nội dung chính sách.

    Ngoài ra, cần sự huy động được sự tham gia đồng bộ của cơ quan báo chí để nâng cao hiệu quả và sức lan toả; đẩy mạnh tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật cho giới trẻ,…

    Theo ông Nguyên, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo công tác truyền thông chính sách từ sớm, từ đó tạo sự đồng thuận xã hội, trong Nhân dân, vấn đề này cũng được Bộ Tư pháp chú trọng thực hiện.

    Về vấn đề e ngại cung cấp thông tin, Bộ cũng đã có báo cáo trình Thủ tướng để có chỉ đạo giải quyết vấn đề đó. “Đây không phải vấn đề mật, chúng tôi cũng mong muốn nhiều người tiếp cận được càng tốt”, ông Nguyên nói và cho biết, thời gian tới Bộ Tư pháp sẽ còn đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp, tuyên truyền, đặc biệt cung cấp đội ngũ chuyên gia để phối hợp thông tin với các cơ quan báo chí.

    Bà Đoàn Thị Tuyết Nhung, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao đổi tại tọa đàm.

    Bà Đoàn Thị Tuyết Nhung, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao đổi tại tọa đàm.

    Tại toạ đàm, ông Đặng Khắc Lợi - Phó Cục Trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT) khẳng định, công tác tuyên truyền của báo chí về việc xử lý vi phạm góp phần tăng tính để răn đe với xã hội.

    “Ví dụ, vụ đua xe của nhóm thanh thiếu niên gây tai nạn chết người ở Hà Nội mới đây, báo chí đã đưa tin rất nhiều. Từ những bài đi sâu vào phân tích về nguyên nhân một phần là bố mẹ giao xe cho người chưa đủ tuổi. Hay vừa qua Đắk Lắk cũng xét xử vụ án giao xe tương tự và người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự, đó là vụ án đau lòng nhưng là bài học cảnh tỉnh trong chấp hành pháp luật”, ông Lợi nêu.

    Ông Lợi đề nghị, thời gian tới báo chí cần tăng cường về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát hiện và phản ánh những bất cập, thiếu sót trong công tác thực thi pháp luật. Từ đó, thúc đẩy các cơ quan chức năng điều chỉnh, cải thiện.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/cong-tac-truyen-truyen-chinh-sach-phap-luat-la-nhiem-vu-ac-biet-quan-trong-a478686.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan