+Aa-
    Zalo

    Nhiều nhân viên từ thiện rởm bị bắt, giám đốc vẫn 'ngồi mát'

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thời gian qua, rất nhiều đối tượng mạo danh nhân viên từ thiện bị bắt giữ nhưng giám đốc các trung tâm bảo trợ, dạy nghề, công ty nhân đạo vẫn vô can.

    (ĐSPL) - Thời gian qua, rất nhiều đối tượng mạo danh nhân viên từ thiện bị bắt giữ, xử lý. Giám đốc các trung tâm bảo trợ, nhân đạo bán giấy giới thiệu “ngồi mát ăn bát vàng”, hưởng lợi gấp nhiều lần lại vô can.

    Tự “chui đầu vào rọ” khi mời công an mua hàng

    Trong vai nhân viên từ thiện, Lê Ngọc Chư (ngụ xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) liều lĩnh đến Phòng CSĐT tội phạm về Quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Ngãi để bán hàng.

    Lê Ngọc Chư giới thiệu là đi bán các sản phẩm của trẻ em mồ côi, khuyết tật làm ra nhưng lại là bút bi dán nhãn mác Trung Quốc, rao bán với giá gấp cả chục lần ngoài thị trường.

    Nghi ngờ đối tượng này mạo danh lừa đảo nên Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tạm giữ, kiểm tra giấy tờ. Cơ quan công an phát hiện Lê Ngọc Chư có giấy giới thiệu bán hàng của Trung tâm từ thiện và bảo trợ xã hội Ngọc Thoa (ở Phố Tây Ga, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa).

    Kiểm tra đối tượng, xét có hành vi mạo danh, bán hàng sai quy định nên cơ quan chức năng đã xử phạt và trục xuất Lê Ngọc Chư ra khỏi địa phương.

    Trước đó, Lê Hữu Cao (ngụ xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) cũng bị bắt khi đang giả mạo nhân viên từ thiện bán hàng tại quán cà phê Trà My thuộc phường Quyết Thắng, TX Lai Châu. 

    Công an phường Quyết Thắng lập biên bản đối với Lê Hữu Cao vì có hành vi lừa đảo.

    Qua khám xét, Công an phường Quyết Thắng phát hiện Lê Hữu Cao có giấy giới thiệu là nhân viên của Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ mồ côi và khuyết tật Thanh Hóa (có trụ sở tại thôn Minh Trại, xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) do bà Vũ Minh Thúy làm giám đốc.

    Lê Hữu Cao khai nhận đã đến một số cơ quan, đơn vị  trên địa bàn TX Lai Châu giới thiệu là người của Trung tâm bảo trợ xã hội bán các sản phẩm giúp cho các trẻ mồ côi, khuyết tật, chất độc màu da cam.

    Sau khi xác minh, giám đốc trung tâm này cho biết đó là… giấy tờ thật, Cao chỉ bị phạt hành chính và bị trục xuất ra khỏi địa bàn.

    Cách đây không lâu, Công an huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) tiếp một thanh niên ăn mặc bảnh bao, tự giới thiệu là Uông Ngọc Lâm (ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) thuộc Trung tâm Dạy nghề từ thiện và Bảo trợ Xã hội Ngọc Thoa (DNTT & BTXH) có trụ sở tại phố Tây Ga, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa. Lâm đi bán các sản phẩm từ thiện do trẻ em tàn tật, bị nhiễm chất độc da cam của trung tâm làm ra.

    Qua xác minh, Công an huyện Ba Tơ phát hiện số sản phẩm do Lâm chào bán không phải của các em Trung tâm DNTT & BTXH Ngọc Thoa làm ra. Lâm đã thừa nhận tất cả hành vi lừa đảo của mình. Lâm làm nghề nông ngư, nhưng vì hám lợi nên nghĩ ra cách mua giấy giới thiệu của Trung tâm DNTT & BTXH Ngọc Thoa để đi lừa đảo lấy tiền tiêu xài.

    Bán hàng "chuyển đổi" của trung tâm?

    Vào tháng 6/2015, báo Nghệ An đưa tin có một số đối tượng thường đi đến các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh này giới thiệu mình là người của các trung tâm, tổ chức nhân đạo để bán hàng từ thiện cho các trẻ em khuyết tật, mồ côi tại Thanh Hóa.

    Giấy giới thiệu của Trung tâm Dạy nghề cho trẻ mồ côi và người khuyết tật Thanh Hóa (ở phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa) ghi rõ: “Để hỗ trợ và giúp đỡ các cháu về việc tiêu thụ sản phẩm, trung tâm đề nghị các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị LLVT, các cá nhân có lòng hảo tâm yêu trẻ mua giúp các sản phẩm của các cháu làm ra.” 

    Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ mồ côi và khuyết tật đã ký "hợp đồng" với hàng chục CTV đi bán hàng từ thiện.

    Trả lời báo chí, bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ mồ côi và người khuyết tật Thanh Hóa cho biết: “Hiện trung tâm đang hợp đồng với 12 cộng tác viên đi bán hàng, số người này được hợp đồng theo thời vụ. Số bút được các cộng tác viên đem đi bán là hàng “chuyển đổi” sản phẩm của trung tâm." Bà Hiền lý giải rằng trung tâm sản xuất ra một số mặt hàng rồi đổi lấy bút cho một trung tâm ở Sài Gòn sản xuất để mang về bán.

    Có chức năng dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ mồ côi, khuyết tật nhưng trung tâm này đã cấp giấy giới thiệu cho hàng loạt đối tượng đi bán hàng... Trung Quốc.

    Ai kiểm soát số tiền kêu gọi mua hàng ủng hộ? Số tiền này có thực sự để nuôi dưỡng, giúp đỡ các trẻ mồ côi, bất hạnh hay không? Để trả lời những nghi vấn này, PV báo Đời sống & Pháp luậtđã thâm nhập cơ sở từ thiện do hai mẹ con Vũ Minh Thúy - Nguyễn Thị Hiền làm lãnh đạo để làm rõ hoạt động của những người này.

    (Còn nữa)

    TRIỀU DƯƠNG - THIỆN QUYỀN

    Nguồn: Người đưa tin

     [mecloud]XDIDvix11B[/mecloud] 

    Đọc thêm nhiều bài khác tại chuyên mục : An NinhTin pháp luật
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhieu-nhan-vien-tu-thien-rom-bi-bat-giam-doc-van-ngoi-mat-a147276.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan