+Aa-
    Zalo

    Ngượng chín mặt với kiểu xưng hô bác - cháu nơi công sở

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Một người trong số đó tỏ vẻ nghiêm nghị “tôi có anh em gì nhà cô mà cô gọi là tôi là bác”. Chi đứng đờ người ra, đỏ mặt tía tai “cháu …cháu…”.

    (ĐSPL) – Một người trong số đó tỏ vẻ nghiêm nghị “tôi có anh em gì nhà cô mà cô gọi là tôi là bác”. Chi đứng đờ người ra, đỏ mặt tía tai “cháu …cháu…”. Lúc đó, Chi xấu hổ tới mức không nói được nên câu, có lẽ chỉ còn nước độn thổ mới hết ngượng.

    Chi cầm kịch bản trong tay mà không hiểu vì sao mình lại bẽ bàng như vậy, đã mời rất nhiều lần nhưng vẫn bị biên kịch từ chối không tham gia phỏng vấn. Khi Minh hỏi Chi tiến độ đến đâu cô chỉ lắc đầu “các bác ấy từ chối anh ạ”.

    Chỉ đợi có thế thôi chủ nhiệm Minh đã thuyết giảng cho cô nhân viên mới một bài học “Cái lý do bị từ chối chính là ở từ bác em gái ạ”. Chi lóng ngóng không hiểu vì sao, lễ phép đến thế rồi còn không mở lòng giúp người ta.

    Ngồi nghe Minh giảng Chi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác “sao hơn tuổi bố em lại gọi là anh?” rồi những câu hỏi vì sao mà theo Minh “chỉ có trời mới hiểu”.

    Ngày Chi mới về công ty, cô rất ngạc nhiên vì kiểu xưng hô ở nơi đây. Hầu hết những người đáng tuổi bác tuổi ông, thế mà chủ nhiệm Minh (sinh năm 1987) và các anh chị khác cứ gọi là anh ngọt xớt. Mà kể ra cũng lạ những người được gọi là “anh” đó lại tươi cười, hớn hở, thậm chí còn thích thú khi được “nịnh” trẻ ra cả chục tuổi. Ấy thế mà Chi không bắt nhịp được, cô vẫn cứng nhắc giữ quan điểm của riêng mình, cô cứ theo lời bố mẹ “lễ phép ngoan ngoãn, xưng hô đúng vai đúng vế, ai ít hơn tuổi bố mẹ thì gọi là cô chú, trên tuổi bố mẹ gọi là bác xưng cháu”.

    Chi còn nhớ rõ buổi họp toàn cơ quan hôm đầu tiên khi cô đến muộn, bước vào phòng nhìn thấy có những cái đầu đã điểm hoa râm, cô lễ phép cúi chào từng người một gọi bác cháu ngọt xớt “cháu chào bác ạ”, “ôi cháu đến muộn cháu xin phép bác ạ”.

    Những tưởng như thế là lịch sự, nhưng Chi không ngờ nó lại gây ra một phản ứng ngược. Những nụ cười bỗng dưng tắt hẳn trên môi. Một người trong số đó tỏ vẻ nghiêm nghị “tôi có anh em gì nhà cô mà cô gọi là tôi là bác”. Chi đứng đờ người ra, đỏ mặt tía tai “cháu …cháu…”. Lúc đó, Chi xấu hổ tới mức không nói được nên câu, có lẽ chỉ còn nước độn thổ mới hết ngượng.

    Ngượng chín mặt với kiểu xưng hô bác- cháu nơi công sở

    Một người trong số đó tỏ vẻ nghiêm nghị “tôi có anh em gì nhà cô mà cô gọi là tôi là bác”. Chi đứng đờ người ra, đỏ mặt tía tai “cháu …cháu…” (Ảnh minh họa).

    Một số chị em trong công ty góp ý Chi trong công sở không nên xưng hô bác - cháu như thế vì một số người không thích như vậy. Họ thấy mình như bị “dìm hàng” đã già lại càng già thêm. Hơn nữa, gọi bác – chú tuy thân thiện, nhưng lại tạo nên khoảng cách quá lớn trong giao tiếp khiến người ta e dè, lễ phép quá mức cần thiết. Dù được góp ý nhưng Chi vẫn giữ quan điểm cứng nhắc, thậm chí một số anh chị ngoài 40 cũng bị cô gọi là chú là cô nghe mà “nẫu hết cả ruột”.

    Thực sự nếu không có câu chuyện Chi được giao nhiệm vụ mời một nhà biên kịch nổi tiếng đến tham dự buổi giao lưu trực tuyến thì cô sẽ không bao giờ hiểu được thế nào là “văn hóa công sở”. Đã nhiều lần Chi gọi điện nhưng ông ta từ chối, nói rằng bận hội thảo, bận hội nghị, đang đi du lịch tít tận Đà Nẵng... Chỉ khi cô nói với chủ nhiệm Minh, mọi chuyện mới vỡ lẽ. Minh hướng dẫn cô nhân viên mới bằng cách “tôi dạy một lần này và cô phải nhớ đấy”.

    Minh cầm điện thoại dạ thưa anh ngọt xớt, chỉ dăm ba câu vị đạo diễn kia gật đầu đồng ý. Thế mới nói, chẳng phải nịnh nọt hay nói đãi bôi, mà cơ bản chỉ là “văn hóa ứng xử” khiến người đối diện cảm thấy thoải mái, dễ gần. Minh cũng không nói gì nhiều mà anh chỉ hỏi “thế lúc phỏng vấn cô định hỏi là thưa bác, bác nói gì về vấn đề a, b,c này sao? Nếu không gọi là anh thì cũng nên tìm cách xưng hô nào hợp lý hơn chứ?”

    Từ hôm đó, Chi rút ra được bài học cho riêng mình, cô chăm chỉ theo dõi cách giao tiếp của các anh chị em cùng phòng, rồi tự mình trải nghiệm để có kinh nghiệm hơn. Để thuận lợi trong công việc Chi còn tìm hiểu tính cách của nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế, khoảng cách giữa cô và mọi người trong cơ quan dần thu hẹp lại, với những khách mời, cô khéo léo chọn cách xưng hô như “tôi- chị”, “tôi- anh” …

    Có lẽ câu chuyện trên không chỉ mang lại cho Chi một bài học về cách xưng hô ứng xử nơi công sở, mà nó là thắc mắc chung của nhiều bạn trẻ khi mới chập chững đi làm. Một cách xưng hô đúng chừng mực vừa khiến chúng ta thoải mái, khiến người đối diện cảm nhận được sự thân thiện chân thành sẽ luôn là khởi nguồn của những mối quan hệ tốt đẹp.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguong-chin-mat-voi-kieu-xung-ho-bac---chau-noi-cong-so-a39084.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan