+Aa-
    Zalo

    Nguồn gốc và những điều cần biết về "tháng cô hồn"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tháng 7 Âm lịch từ xưa đã được nhiều người biết đến với tên gọi “tháng cô hồn” và nó gắn liền với nhiều sự tích trong dân gian, mà có lẽ không phải ai cũng biết.

    (ĐSPL) – Tháng 7 Âm lịch từ xưa đã được dân gian gọi là “tháng cô hồn” và nó gắn liền với nhiều sự tích mà có lẽ không phải ai cũng biết.

    Trong đời sống tâm linh người Việt, cúng cô hồn là một tín ngưỡng truyền thống, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người chết đi, phần hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.

    Nguồn gốc và những điều cần biết về

    "Tháng cô hồn" gắn với sự tích Diêm Vương cai quản địa ngục mở cửa Quỷ môn quan tháng 7 hàng năm.

    Hàng năm, người Việt thường làm lễ cúng cô hồn. Tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Việc cúng cô hồn, không chỉ để tránh bị quấy phá, mà còn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có được một ngày no đủ, ấm áp. Hành động này được đánh giá mang tính nhân văn rất cao cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.

    “Tháng cô hồn” gắn liền với nhiều sự tích khác nhau, sau đây là những sự tích được dân gian truyền lại từ xưa tới nay:

    Dưới góc độ Đạo giáo

    Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa gắn liền với truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

    Vì thế, vào tháng 7 âm lịch, người ta quan niệm trên dương thế có rất nhiều quỷ đói nên phải cúng cháo, gạo, muối hối lộ cho chúng để chúng không quấy nhiễu cuộc sống bình thường. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng.

    Dưới góc độ Phật giáo

    Cũng có một tích Phật lý giải phong tục cúng cô hồn. Theo đó, phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo rằng, 3 ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói (ngạ quỷ) thức ăn để được tăng thọ.

    A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước. Y theo lời báo của quỷ miệng lửa, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.

    Nhắc đến Ngạ quỷ các thuyết Phật giáo cũng có giải thích rằng, Ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.

    Nguồn gốc và những điều cần biết về
    Ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người.

    Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong dân gian lưu truyền nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp tháng cô hồn tới như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối, không xây nhà, không cưới xin... 

    Sư thầy Thích Đàm Xuân (chùa Thánh Chúa) chia sẻ, thực ra chưa có khái niệm cụ thể nào về cái gọi là "tháng cô hồn" cả. Đấy chỉ là khái niệm mà dân gian truyền lại từ xưa tới nay. Còn việc cúng cô hồn là việc làm mang tính nhân văn cao bởi đây là dịp giúp những linh hồn lạc lối, không nơi nương tựa có một ngày được tưởng nhớ, biết đến.

    Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm thì ngoài lễ cúng cô hồn còn có lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là Lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

    Những hoạt động về ngày lễ Vu Lan thường diễn ra vào ngày rằm tháng 7 hàng năm tại các chùa. Bản chất của ngày Lễ Vu Lan là để thể lòng yêu thương con người với con người. Đây cũng là ngày con cái tưởng nhớ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ, nhận ra những điều đã làm được và chưa làm được để từ đó, hoàn thiện mình hơn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguon-goc-va-nhung-dieu-can-biet-ve-thang-co-hon-a43683.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chị dâu vào nhà nghỉ đụng em dâu cặp bồ

    Chị dâu vào nhà nghỉ đụng em dâu cặp bồ

    (ĐSPL) – Đã mấy đểm rồi tôi không ngủ được, một phần vì tôi sợ sự thật sẽ đến tai chồng tôi, phần vì tôi quá sốc khi chứng kiến cảnh em dâu tay trong tay cùng nhân tình..