+Aa-
    Zalo

    Người đào tẩu kể về 'dịch bệnh ma' gần khu vực Triều Tiên thử hạt nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những người từng sống gần một khu vực thử hạt nhân ở Triều Tiên tin rằng phóng xạ làm sức khỏe của họ trở nên nghiêm trọng.

    Những người từng sống gần một khu vực thử hạt nhân ở Triều Tiên tin rằng phóng xạ làm sức khỏe của họ trở nên nghiêm trọng.

    "Rất nhiều người đã tử vong, chúng tôi bắt đầu gọi đó là "dịch bệnh ma", Lee Jeong Hwa, một phụ nữ trung niên người Triều Tiên trốn khỏi nhà của mình ở Kilju hồi năm 2010, nơi có khu vực thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri.

    "Thời điểm đó, chúng tôi cho rằng nhiều người chết vì đói nghèo và ăn uống thiếu thông. Ngày nay chúng tôi hiểu đó là do phóng xạ", bà Lee cho hay.

    Ảnh minh họa: AP.

    Trong 7 năm cuối cùng Lee sống tại Triều Tiên, nhà lãnh đạo thời đó là ông Kim Jong-Il đã triển khai hai vụ thử bom hạt nhân gần nhà bà. Sau khi ông Kim Jong-il qua đời năm 2011, con trai ông là Kim Jong-un đã thử nghiệm tiếp 4 lần nữa.

    Bà Lee không phải là người đào tẩu duy nhất cho rằng rằng phóng xạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe những người dân sống gần khu vực thử hạt nhân.

    Theo tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo hồi tháng 11 đưa tin, khoảng 20 người đào thoát cho biết khu vực xung quanh Punggye-ri đang trở thành một "vùng đất hoang", nơi đây thảm thực vật chết mòn và trẻ sơ sinh bị dị dạng. Họ tiết lộ nước uống trong khu vực này từ núi Mantap, khu vực các cuộc thử nghiệm hạt nhân được thực hiện dưới lòng đất.

    Rhee Yeong Sil cho hay, trước khi bà đào tẩu vào năm 2013, một người hàng xóm  đã sinh ra một đứa trẻ dị dạng tới mức không ai có thể xác định giới tính.

    Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã cho xét nghiệm mức độ nhiễm độc phóng xa của bà Lee và 29 người đào tẩu khác từ Kiljiu. Theo đó, kết quả cho thấy họ không bị phơi nhiễm. Bên cạnh lời kể của bà Lee và những người khác, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra được liều phóng xạ có phải là nguyên nhân gây nên các căn bệnh phổ biến ở Kilju như bệnh bạch cầu và các loại ung thư khác.

    Giáo sư Suh Kune-yull chuyên về kỹ thuật hạt nhân tại Trường ĐH Quốc gia Seoul cho hay, các nhà nghiên cứu “không đủ dữ liệu" để nghiên cứu về vấn đề này. "Tôi không cho rằng họ nói dối. Chúng tôi tin lời họ tuy nhiên lại không thu thập được nhiều thông tin đáng tin", ông Suh cho biết.

    Một phát ngôn viên của Viện An toàn Hạt nhân Hàn Quốc tuyên bố có thể "giả định rằng" mức độ phơi nhiễm phóng xạ của người dân tại khu thử hạt nhân là quá mức, nhưng rất khó để xác nhận điều này.

    Một số tuyên bố về tình trạng phơi nhiễm phóng xạ của bà Rhee và bà Lee có từ những năm 1990 và cả 1980 đã dấy lên các thắc mắc về một nguyên nhân khác khiến môi trường bị nhiễm độc và khiến người dân mắc phải nhiều loại bệnh tật. Thời điểm cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên được tiến hành vào năm 2006, những người đào tẩu lại nói đến tình trạng động, thực vật trong khu vực biến mất từ rất lâu trước đó.

    GIA BẢO(Theo NBC News)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dao-tau-ke-ve-dich-benh-ma-gan-khu-vuc-trieu-tien-thu-hat-nhan-a211678.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan