+Aa-
    Zalo

    Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến bằng Kim Miễn Khang

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vẩy nến là bệnh da liễu mạn tính, tiến triển thành từng đợt xen kẽ với những giai đoạn bệnh ổn định. Biểu hiện lâm sàng của bệnh hết sức đa dạng.

    Tháng 6/2014, tại bệnh viện Da liễu Trung ương đã hoàn thành kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng Kim Miễn Khang” do PGS.TS Trần Lan Anh - Nguyên Trưởng Phòng Đào tạo bệnh viện Da liễu Trung ương - Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Da liễu trường Đại học Y Hà Nội thực hiện.
    Vẩy nến là bệnh da liễu mạn tính, tiến triển thành từng đợt xen kẽ với những giai đoạn bệnh ổn định. Biểu hiện lâm sàng của bệnh hết sức đa dạng, bao gồm vẩy nến thể mảng thông thường, vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân... Vẩy nến thể mảng thông thường là thể hay gặp nhất, chiếm hầu hết các trường hợp. Bệnh gây ngứa ngáy, bong vẩy thành từng mảng… làm ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti, cô lập xã hội, thu mình trong các hoạt động xã hội...
    Ảnh minh họa
    Có nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị vẩy nến hiện nay như: thuốc ức chế miễn dịch (methotrexat, cyclosporine) thuốc dưỡng ẩm, bong vẩy,… Tuy nhiên, do vẩy nến là bệnh da liễu mạn tính, bởi vậy, việc sử dụng thuốc thường phải kéo dài, thậm chí suốt cuộc đời người bệnh. Điều này khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở với các tác dụng phụ mà những thuốc trên gây ra khi điều trị trong thời gian dài. Đồng thời, biện pháp quang hóa liệu pháp cũng được sử dụng để điều trị vẩy nến thể nặng, tuy nhiên sẽ tiềm ẩn nguy cơ ung thư da nếu quá lạm dụng. Trước những khó khăn đó, việc sản xuất ra một sản phẩm vừa đạt hiệu quả điều trị vẩy nến tốt, vừa an toàn khi sử dụng trong thời gian dài là mong mỏi của các bác sĩ và bệnh nhân.
    Trong các sản phẩm được chắt lọc từ tinh hoa của y học cổ truyền, thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang là sản phẩm tiêu biểu giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến được rất nhiều bệnh nhân sử dụng và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu lâm sàng để đánh giá hiệu quả cũng như tính an toàn của sản phẩm. Xuất phát từ các vấn đề và thực tế trên, PGS.TS Trần Lan Anh cùng đồng nghiệp đã tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường bằng Kim Miễn Khang”. Đề tài này đã đáp ứng tính cấp thiết trong thực tế hiện nay về điều trị vẩy nến, đó là cần có một biện pháp hiệu quả, an toàn khi điều trị lâu dài và đặc biệt phải được khoa học chứng minh.
    Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân (từ 5/2011 – 5/2013) trong đó 30 bệnh nhân dùng methotrexate kết hợp với Kim Miễn Khang, 30 bệnh nhân chỉ dùng methotrexate. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nhóm dùng Kim Miễn Khang có tỉ lệ sạch tổn thương và mức độ cải thiện bệnh tốt rõ rệt: Sau 4 tuần tỉ lệ tốt đạt 16,7\%, khá đạt 56,7\% cao hơn nhóm đối chứng (tốt 10,0\% và khá 43,4\%); sau 8 tuần tỉ lệ tốt đạt 56,7\% cao hơn nhóm đối chứng (tốt 50,0\%). Ngoài ra, với nhóm sử dụng kết hợp Kim Miễn Khang, mức độ thay đổi chỉ số PASI (chỉ số dùng để tính mức độ nặng-nhẹ của bệnh vẩy nến) trung bình giảm rõ rệt từ khi bắt đầu điều trị ở tuần 0 (PASI = 27,32±11,53) cho đến khi kết thúc điều trị ở tuần 12 (PASI = 5,38±3,88). Ở nhóm dùng kết hợp cùng Kim Miễn Khang có tỉ lệ cao hơn là 73,87\% so với nhóm đối chứng là 72,07\%. So sánh giữa các tuần điều trị thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01
    Về đánh giá tính an toàn của Kim Miễn Khang, nghiên cứu đã cho thấy: Các kết quả xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, urê máu, creatine, glucose trước và sau điều trị không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Ở nhóm sử dụng kết hợp cùng Kim Miễn Khang, kết quả men gan cho thấy chỉ số AST và ALT trước và sau điều trị vẫn trong giới hạn bình thường, tác dụng không mong muốn như mất ngủ chỉ chiếm 3,3\% so với nhóm đối chứng là 6,7\%, điều này chứng tỏ Kim Miễn Khang an toàn khi sử dụng.
    Những kết quả khả quan thu được từ nghiên cứu trên đã làm tăng thêm độ tin cậy, chứng minh tác dụng của thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến thể thông thường hiện nay. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bệnh nhân vẩy nến và là nền tảng tạo tiền đề nhằm phát triển các nghiên cứu về sau trong điều trị căn bệnh này.
    Theo Tạp chí Y học thực hành – số ra tháng 7/2014
    Lưu ý: Sản phẩm này là thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
    Truy cập trang web: http://vaynen.vn để biết thêm thông tin.

    Chí Hướng
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nghien-cuu-hieu-qua-dieu-tri-benh-vay-nen-bang-kim-mien-khang-a51218.html
    Tổn thương da do vẩy nến

    Tổn thương da do vẩy nến

    Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc vẩy nến chiếm khoảng 5-7\% tổng số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu.Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tổn thương da do vẩy nến

    Tổn thương da do vẩy nến

    Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc vẩy nến chiếm khoảng 5-7\% tổng số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu.Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi.

    Hỏi và đáp về bệnh vẩy nến

    Hỏi và đáp về bệnh vẩy nến

    Để giải đáp thắc mắc của độc giả, trang web http://tuvansuckhoe24h.com.vn đã mời PGS.TS Phạm Văn Hiển - Nguyên Viện Trưởng Viện Da liễu Quốc gia tham gia chương trình.