+Aa-
    Zalo

    Ngày vía thần Tài là ngày nào trong năm? Ý nghĩa ngày vía thần Tài

    (ĐS&PL) - Thông thường, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân sẽ chuẩn bị cho lễ cúng ngày vía thần Tài. Vậy ngày vía thần Tài là ngày nào và ý nghĩa đằng sau ngày thần Tài là gì?

    Ngày vía thần Tài là ngày nào trong năm?

    Mùng 10 tháng Giêng hằng năm chính là ngày vía thần Tài, nhiều người làm lễ cúng vị thần này để việc làm ăn trong năm được suôn sẻ, tài lộc đổ về dồi dào. Tục thờ thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc.

    Năm 2024, ngày vía thần Tài rơi vào thứ Hai, ngày 19/2 dương lịch.

    ngay via than tai la ngay nao trong nam y nghia ngay via than tai
    Ảnh minh họa.

    Nguồn gốc ngày vía thần Tài

    Có khá nhiều truyền thuyết về tục cúng thần Tài. Theo một sự tích, thần Tài vốn công tác ở thiên đình, một lần do uống rượu quá say mà sẩy chân ngã xuống trần gian, đập đầu vào đá dẫn đến mất trí nhớ. Quên mất mình là ai, cũng không biết làm việc gì, ông lang thang ăn xin để sống qua ngày.

    Một hôm, thần Tài được một vị chủ quán tốt bụng mời vào cho ăn nhân khi vắng khách. Người chủ nhận thấy từ khi ông lão ăn xin ngồi vào thì thực khách trở nên tấp nập, liền giữ ông ở lại và kể từ đó việc làm ăn phất lên như diều gặp gió.

    Một thời gian sau, ông lão ăn xin bắt đầu nhớ lại mình là ai, bèn quyết định trở về thiên đình. Ngày thần Tài bay về trời là ngày mùng 10, vì thế nên dân gian xem ngày 10 Âm lịch hàng tháng là ngày thần Tài. Ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần Tài đầu tiên của năm, mọi người chú trọng hơn để suốt năm việc kinh doanh được thuận lợi.

    ngay via than tai la ngay nao trong nam y nghia ngay via than tai dspl
    Ảnh minh họa.

    Một truyện khác kể rằng, người lái buôn Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy thần, được thần ban cho một nữ gia nhân tên là Như Nguyện. Kể từ khi có Như Nguyện, công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt.

    Một hôm vào ngày Tết, Âu Nguyện mắc lỗi gì đó bị Âu Minh đánh. Cô gái quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Âu Minh nhận ra Như Nguyện chính là thần Tài thì đã muộn. Từ sự tích này mà người ta kiêng quét nhà, hốt rác vào 3 ngày Tết vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác; bàn thờ thần Tài cũng vì thế mà thường được đặt ở góc nhà.

    Thần tài là ai?

    Ngoài các nhân vật “cổ tích” như đã kể trên, theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại thì Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi, ông là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông là một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn.

    Sau khi phò tá vua dẹp yên nước nhà, Phạm Lãi đã cùng người yêu là Tây Thi bỏ chốn quan trường về ở ẩn. Từ đó, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng nên được người đời gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.

    Từ đó, người dân cứ mùng 10 Tết lại thờ cúng ông để cầu mong cả năm sung túc tiền tài đầy nhà.

    Theo truyền thuyết khác thì Thần Tài là vị Thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên thiên đình bị "rơi" xuống trần gian vì một lần lỡ say rượu. Thần Tài xuống trần gian và mang may mắn cho những gia đình thần đã từng đến. Khi Thần Tài bay về trời vào ngày mùng 10, dân gian lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài và tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều phúc lộc, sung túc suốt cả năm.

    ngay via than tai la ngay nao trong nam y nghia ngay via than tai dspl1
    Ảnh minh họa.

    Ý nghĩa ngày vía Thần Tài

    Ngày vía Thần Tài không chỉ đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua; ngày vía Thần Tài còn là ngày với mong muốn được “đổi vía” - khi có vía của vị Thần Tài sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

    Theo quan niệm dân gian, mua vàng vào ngày vía Thần Tài sẽ được tài lộc, may mắn cả năm. Do đó, cứ tới ngày này, rất nhiều người, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán sẽ đi mua vàng, vừa để tích trữ trong nhà, vừa để cầu cho cả năm được rủng rỉnh về tiền bạc.

    Vàng được mua vào dịp này có rất nhiều loại để cân nhắc có thể là nhẫn vàng, vàng trang sức, vàng chỉ, vàng miếng...

    Bên cạnh phong tục mua vàng vào ngày vía Thần Tài thì nhiều người mua đồ phong thủy về để trưng trong nhà hoặc biếu tặng như đá phong thủy, cóc ngậm tiền…

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngay-via-than-tai-la-ngay-nao-trong-nam-y-nghia-ngay-via-than-tai-a610793.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan