+Aa-
    Zalo

    Nga khai hỏa "sát thủ tàu sân bay" phá hủy hạ tầng quân sự mặt đất của Ukraine

    (ĐS&PL) - Tên lửa Kh-32 được trang bị thiết bị vô tuyến điện tử kỹ thuật số, đạt tốc độ Mach 5 ở độ cao hơn 30 km, tầm bắn 1.000 km.

    Ngày 2/11, RiaNovosti dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, một số máy bay chiến đấu Tu-22M3 của quân đội Nga đã thực hiện các vụ phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Kh-32 nhằm vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự mặt đất ở Ukraine.

    "Không một tên lửa Kh-32 nào bị hệ thống phòng không Ukraine đánh chặn", nguồn tin tiết lộ song không cho biết thêm thông tin về các mục tiêu từng bị tập kích.

    lieu sieu ten lua kh 32 diet tau san bay cua nga co manh 0
    Tu-22M3 mang mẫu tên lửa được cho là KH-32. Ảnh: Twitter

    Trong 3 tuần qua, Moscow liên tục tiến hành các đợt tấn công tên lửa quy mô lớn nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự và hạ tầng năng lượng của Kiev, gây nhiều thiệt hại và khiến nhiều khu vực tại Ukraine mất điện, nước hoặc buộc phải cắt điện luân phiên.

    Theo những thông tin được Bộ Quốc phòng Nga công bố, tên lửa hành trình siêu âm Kh-32 được phát triển để thay thế tên lửa Kh-22, trang bị cho máy bay ném bom Tu-22M3 trong biên chế.

    Kh-32 sử dụng động cơ tên lửa chạy bằng chất lỏng nâng cấp có lực đẩy lớn hơn, trang bị thiết bị vô tuyến điện tử kỹ thuật số, trong đó có một tổ hợp máy tính kỹ thuật số, một trạm radar chủ động chống nhiễu và các hệ thống đối phó điện tử. Tên lửa đạt tốc độ Mach 5 ở độ cao hơn 30km, tầm bắn 1.000km.

    Trong khi đó, Tu-22M3 được biết tới là biến thể nâng cấp mới nhất của gia đình máy bay ném bom siêu thanh. Trong quá trình phục vụ từ năm 1983 tới nay, các máy bay Tu-22M đã nhiều lần được nâng cấp, nhưng gói nâng cấp Không quân Nga vừa công bố được coi đặc biệt nhất trong lịch sử tồn tại của dòng máy bay ném bom chiến lược-chiến thuật này.

    Một trong những nhiệm vụ chính của máy bay Tu-22M3 là săn tìm và tiêu diệt hạm đội tàu sân bay của đối phương với tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh. Ở dải nhiệm vụ này, Tu-22M3 không có “đối thủ xứng tầm” trên thế giới.

    Dưới thời chiến tranh Lạnh, Liên Xô sử dụng học thuyết dùng tới 80 máy bay Tu-22M3 trang bị tên lửa diệt hạm đồng thời tiến công hạm đội tàu sân bay của đối phương. Với đòn tấn công vượt trội như vậy, tàu sân bay của đối thủ sẽ không có cơ hội sống sót. Chính vì tư duy này, Tu-22M3 đã được đặt biệt danh “sát thủ tàu sân bay”.

    Ở biến thể nâng cấp mới nhất, khả năng đối hạm của Tu-22M3M sẽ được nâng lên tầm cao mới với trang bị điện tử tương tự như máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-khai-hoa-sat-thu-tau-san-bay-pha-huy-ha-tang-quan-su-mat-dat-cua-ukraine-a556113.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan