+Aa-
    Zalo

    Nên làm gì khi trẻ mắc COVID-19 bị sốt cao liên tục?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dưới đây là chi tiết các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc COVID-19 và các hạ sốt cho trẻ mà phụ huynh nên nắm rõ.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc COVID-19

    Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của bộ Y tế, thời gian ủ bệnh của trẻ là từ 2 - 14 ngày, trung bình là 4 - 5 ngày. Theo đó, các triệu chứng của bệnh nhân nhi mắc COVID-19 cụ thể như sau:

    - Giai đoạn khởi phát bệnh: Trẻ có một hay nhiều triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ. Tuy nhiên nhiều trẻ không có triệu chứng.

    Các triệu chứng khác ít gặp hơn: Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc ‎(tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; ‎bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

    - Giai đoạn tiến triển: Hầu hết trẻ chỉ bị viêm đường hô hấp trên với sốt nhẹ, ho, đau ‎họng, sổ mũi, mệt mỏi; hay viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 - 2 tuần. Chỉ khoảng 2% trẻ có diễn tiến nặng, thường vào ngày thứ 5-8 của bệnh.

    tre mac covid 19 sot cao 2
    Ảnh minh họa.

    Cách hạ nhiệt cho trẻ mắc COVID-19 sốt cao liên tục

    Theo Tri thức trực tuyến, chúng ta xử trí sốt trên nguyên tắc sau:

    - Dùng hạ sốt đúng theo cân nặng, khoảng thời gian. Nhiệt độ từ 38,5 độ C sẽ dùng thuốc hạ sốt.

    - Trường hợp sốt cao, nhiệt độ trên 39 độ C, ngoài dùng hạ sốt, phụ huynh có thể hòa nước ấm và chườm trán, nách, bẹn trong khoảng 20 - 30 phút hoặc đến khi nhiệt độ hạ dưới 38 độ C thì dừng.

    - Khi trẻ sốt rất cao, nhiệt độ trên 40 độ C, đáp ứng thuốc hạ sốt kém, cha mẹ có thể cho trẻ ngâm người trong chậu nước ấm, thời gian ngâm khoảng 5 - 10 phút (phòng kín, nhiệt độ phòng đủ ấm). Không ngâm quá lâu bởi có thể khiến bé nhiễm lạnh. Cha mẹ cần lưu ý nhiệt độ nước khi ngâm cũng chỉ chênh lệch với thân nhiệt 1 - 2 độ C.

    Người lớn cũng có thể áp dụng chườm ấm nhưng không nên ngâm người. Trẻ em khi sốt rất cao có nguy cơ co giật nên cần cố gắng tìm cách để giảm bớt thân nhiệt nhanh. Ở người lớn thường không nghiêm trọng như vậy.

    tre mac covid 19 sot cao 1
    Ảnh minh họa.

    Tình trạng nên được theo dõi tại cơ sở y tế

    - Sốt cao liên tục, nhiệt độ (kẹp nách) thường xuyên trên 39 độ C. Trẻ uống hạ sốt nhiệt độ không hạ về dưới 38 độ C.

    - Sốt cao kèm theo trẻ tím tái, li bì, lơ mơ, mệt lả.

    - Sốt cao liên tục kèm mất nước nhiều, không bù được nước điện giải đường uống.

    - Sốt cao trên 39 độ C kéo dài quá 72 giờ.

    - Sốt cao co giật.

    Đối với trẻ nhỏ, sốt là vấn đề rất quan trọng. Bạn cần dùng hạ sốt đúng, tích cực bù nước điện giải, hạn chế nguy cơ trẻ sốt quá cao, mất nước hay mệt vì sốt.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nen-lam-gi-khi-tre-mac-covid-19-bi-sot-cao-lien-tuc-a530637.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan