+Aa-
    Zalo

    Mỹ -Trung Quốc thỏa thuận "quy tắc ứng xử" khi chạm trán trên biển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hải quân Mỹ hôm 19/5 lên tiếng về cuộc chạm trán tàu tên lửa Trung Quốc gần Trường Sa và khẳng định cuộc chạm trán giữa được giải quyết "một cách chuyên nghiệp".

    (ĐSPL) - Hải quân Mỹ hôm 19/5 lên tiếng về cuộc chạm trán tàu tên lửa Trung Quốc gần Trường Sa và khẳng định cuộc chạm trán giữa được giải quyết "một cách chuyên nghiệp".
    Theo tin tức trên Bloomberg, Đô đốc Michelle Howard, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ xác nhận thông tin tàu USS Fort Worth của Mỹ đã chạm trán một tàu quân sự Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
    Bà Howard cho biết, chuyến tuần tra trong tháng này là lần đầu tiên tàu tác chiến cận bờ của Mỹ hoạt động tại vùng biển quanh khu vực quần đảo Trường Sa.

    Video: Trung Quốc ngụy biện về hành động trên Biển Đông.

    Trong quá trình tuần tra, USS Fort Worth đã bị một tàu hộ vệ tên lửa bám theo. Khi đó, chiếc tàu của Mỹ đã sử dụng tín hiệu mã hóa được thống nhất dùng trong các trường hợp chạm trán không mong muốn trên biển.
    “Trước đó, chúng tôi đã thỏa thuận với Trung Quốc, nếu chạm trán trên biển, 2 phía sẽ sử dụng tín hiệu mã hóa dùng trong các tình huống chạm trán không mong muốn. Nhờ đó sự việc đã được giải quyết một cách chuyên nghiệp”, bà Howard nói.
    Theo Bloomberg, đây là một trong những cơ chế được thiết lập để tránh trường hợp cuộc chạm trán giữa các tàu chiến hoặc máy bay leo thang thành một cuộc đụng độ lớn hơn.
    Những cơ chế trên có thể "được thử nghiệm" khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chủ trương tăng cường tuần tra trên biển, bao gồm cả phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp tại các bãi đá (đang chiếm đóng trái phép) ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

    Hình ảnh tàu Type 054A (khoanh tròn màu đỏ) của Hải quân Trung Quốc theo sát tàu USS Fort Worth.

    Bloomberg nói, bà Howard từ chối cho biết tàu USS Fort Worth có đi vào phạm vi 12 hải lý ở quần đảo Trường Sa hay không và cũng không cho biết chi tiết về cuộc chạm trán.
    Trước đó, Hải quân Mỹ ngày 13/5 cho biết,  trong lúc đang thực hiện tuần tra tại vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của VN), chiến hạm USS Forth Worth của Mỹ đã bị tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc đeo bám từ phía sau.
    Khi phát hiện tàu Yancheng đang bám đuổi, USS Fort Worth đã ra tín hiệu nhắc nhở tàu Trung Quốc rằng tàu của Mỹ đang hoạt động tại vùng biển quốc tế.
    Tuy nhiên, tàu Yancheng phớt lờ thông báo của Mỹ và tiếp tục đeo bám USS Fort Worth cho tới khi nó rời khỏi khu vực này.
    Theo trang mạng Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh) cũng thừa nhận, mọi động thái của tàu USS Fort Worth trong chuyến tuần tra này đều được tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (Type 054A) Trung Quốc theo dõi chặt chẽ.
    Sina cho biết, chiếc tàu của Mỹ còn mang theo máy bay không người lái MQ-8B và trực thăng MH-60, tuy nhiên, một chiếc tàu tác chiến cận bờ sẽ không có hỏa lực đủ mạnh để tấn công tàu hộ vệ tên lửa như Yancheng.

    Chiến hạm USS Forth Worth của Mỹ tiến hành hoạt động tuần tra tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông hôm 12/5.

    Tuy nhiên tương tác giữa 2 tàu khá chuyên nghiệp và không có chuyện gì xảy ra, chỉ huy tàu Trung tá Matt Kawas cho biết.
    Một thuyền trưởng khác thuộc Hạm đội 7, Fred Kacher nói rằng, là một phần trong chiến lược xoay trục để mang lại sức sống mới cho hải quân, có khả năng các tàu LCS sẽ hiện diện thường xuyên hơn ở Đông Nam Á. Những chuyến tuần tra Trường Sa như tàu USS Fort Worth vừa hoàn thành sẽ là hoạt động bình thường, và có 4 tàu LCS sẽ xuất hiện tại đây trong những năm tới.
    YÊN YÊN(Bloomberg)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my--trung-quoc-thoa-thuan-quy-tac-ung-xu-khi-cham-tran-tren-bien-a95139.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.