+Aa-
    Zalo

    Mức bồi thường mới khi chuyến bay chậm, hủy chuyến

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mức bồi thường cho hành khách khi bị chậm, hủy chuyến bay tăng khoảng 100.000 đồng/trường hợp so với quy định hiện hành...

    (ĐSPL) - Mức bồi thường cho hành khách khi bị chậm, hủy chuyến bay tăng khoảng 100.000 đồng/trường hợp so với quy định hiện hành...

    Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký ban hành Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT quy định việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không.

    Theo đó, kể từ ngày 1/7/2015 (ngày thông tư có hiệu lực), khi hủy chuyến bay hoặc chậm chuyến kéo dài (khởi hành muộn quá 4 giờ so với thời gian cất cánh dự kiến) thì hãng hàng không phải có trách nhiệm bồi thường cho hành khách tối thiểu theo các mức sau:

    * Đối với chuyến bay nội địa: Chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500 km thì mức bồi thường là 200.000 đồng; chuyến bay có độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1.000 km thì mức bồi thường là 300.000 đồng và chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên thì mức bồi thường là 400.000 đồng.

    Mức bồi thường này tăng khoảng 100.000 đồng/trường hợp so với quy định hiện hành tại quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT ngày 27-2-2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

    * Đối với các chuyến bay quốc tế:

    - Đường bay dưới 1.000 km: 25 USD/khách
    - Đường bay từ 1.000 km đến dưới 2.500 km: 50 USD/khách
    - Đường bay từ 2.500 km đến dưới 5.000 km: 80 USD/khách
    - Đường bay trên 5.000 km: 150 USD/khách

    Mức bồi thường cho hành khách khi bị chậm, hủy chuyến bay tăng khoảng 100.000 đồng/trường hợp kể từ ngay 1/7 so với quy định hiện hành...

    Hãng hàng không không phải bồi thường ứng trước không hoàn lại trong trường họp hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài vì một trong các lý do sau đây:

    Điều kiện thời tiết; nguy cơ an ninh; chuyến bay bị chậm kéo dài theo quyết định của cơ quan nhà nước; do vấn đề về y tế của hành khách (bị ổm nặng hoặc chết sau khi đã lên tàu bay); Tàu bay, chuyến bay bị phá hoại.

    Ngoài ra, hãng hàng không cũng được miễn trừ bồi thường khi phải hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài vì các nguyên nhân: do xung đột vũ trang, đình công, sự cổ kỹ thuật…

    Vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn để sử dụng tiếp dịch vụ của người vận chuyển hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận.

    Dự thảo thông tư cũng quy định, hành khách không nhận được tiền bồi thường hoặc cho rằng mức bồi thường chưa phù hợp với quy định của thông tư, có thể gửi văn bản theo mẫu đến hãng hàng không kể từ ngày chuyến bay dự kiến cất cánh để yêu cầu trả tiền bồi thường.

    Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, hãng hàng không có nghĩa vụ trả lời hoặc trả tiền cho hành khách. Hành khách có thể khởi kiện hãng hàng không theo pháp luật dân sự về việc bồi thường trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chuyến bay dự kiến cất cánh.

    Để giám sát việc bồi thường, dự thảo thông tư quy định Cảng vụ hàng không chủ trì cùng các hãng hàng không xây dựng quy chế giám sát thực hiện các quy định bồi thường chậm, hủy chuyến. Hãng hàng không có trách nhiệm thông báo cho cảng hàng không, cảng vụ để cập nhật thông tin, giám sát việc bồi thường cho hành khách; có trách nhiệm báo cáo cảng vụ số lượng hành khách được bồi thường, tổng số tiền bồi thường cho các chuyến bay.

    Năm ngoái, khi tình trạng hủy chuyến bay tăng cao bất thường gây bức xúc cho hành khách, Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh cũng thừa nhận rằng mức bồi thường cho hành khách bị chậm hủy chuyến như hiện nay là rất thấp.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-boi-thuong-moi-khi-chuyen-bay-cham-huy-chuyen-a94942.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.