+Aa-
    Zalo

    Mua xe của người phạm tội có sao không?

    (ĐS&PL) - Mua xe của người phạm tội có sao không là vấn đề được nhiều người quan tâm và dưới đây là một số thông tin giải đáp.

    Mua xe của người phạm tội có sao không?

    Mua xe của người phạm tội có sao không? Ảnh minh hoạ

    Mua xe của người phạm tội có sao không? Ảnh minh hoạ

    Có nhiều trường hợp xảy ra đối với người mua phải xe của người phạm tội. Trong trường hợp nếu như chiếc xe là phương tiện sử dụng khi gây án thì cơ quan công an sẽ có nhiệm vụ thu hồi để phục vụ công tác điều tra. Do bạn là người mua và không biết về sự việc này nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

    Trong trường hợp nếu như chiếc xe máy không liên quan đến vụ án của chủ phương tiện thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm mua bán chiếc xe như trong một giao dịch dân sự thông thường.

    Cũng có trường hợp người mua xe biết chiếc xe này là tài sản do phạm tội mà có nhưng vẫn quyết định mua thì có thể sẽ phạm tội “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, người mua xe có thể sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau.

    Cụ thể, Điều 250 Bộ Luật hình sự quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, như sau:

    "Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm..."

    Trường hợp người mua xe thỏa thuận trước, hứa hẹn trước với người bán xe về việc sẽ mua chiếc xe này sau khi trộm cắp được thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mỗi tội danh tương ứng.

    Nếu người mua hoàn toàn không biết về việc chiếc xe do trộm cắp mà có thì việc mua xe hoàn toàn không cấu thành các tội danh trên. Bởi vậy sẽ không đặt ra trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Bởi vậy trong trường hợp này, người mua cần lưu ý đến vấn đề dân sự đó là hợp đồng mua bán xe.

    Thủ tục sang tên đổi chủ 

    Khi muốn làm thủ tục sang tên đổi chủ khác tỉnh cho chiếc xe máy bạn cần nộp hồ sơ theo đúng quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA Quy định về đăng ký xe. 

    Hồ sơ bao gồm: 

    - Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

    - Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

    - Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/ TT-BCA) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

    - Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

    Về giấy tờ mua bán xe thì chỉ cần có hóa đơn mua bán hợp lệ chiếc xe theo quy định của pháp luật mà thôi. Căn cứ vào các quy định trên, bạn có thể lựa chọn quy định cụ thể để áp dụng vào trường hợp của mình.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mua-xe-cua-nguoi-pham-toi-co-sao-khong-a434812.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan