+Aa-
    Zalo

    Một trong những loại quả đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả triệu đồng/kg nhưng ở Việt Nam lại rẻ như cho

    (ĐS&PL) - Bạch đậu khấu rất được ưa chuộng trong nền ẩm thực của các nước Trung Đông và Ả Rập. Cho tới nay, bạch đậu khấu dùng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới.

    Thành phần của bạch đậu khấu

    mot trong nhung loai qua dat do bac nhat the gioi gia ca trieu dong kg nhung o viet nam lai re nhu cho5

    Theo y học hiện đại, bạch đậu khấu chứa tinh dầu (2.4%), với thành phần chủ yếu của tinh dầu là d-borneol và d-camphor. Ngoài ra còn 1 số thành phần khác trong bạch đậu khấu như lipid (7g), cholesterol (0g), natri (18mg), kali (1.119mg), cacbohydrate (68g), protein (11g) và một số dưỡng chất khác (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, sắt, magie,...).

    Bạch đậu khấu được trồng ở đâu?

    Nghe tên hạt bạch đậu khấu nhiều người xa lạ nhưng đây là loại gia vị rất quen thuộc ở Việt Nam cũng như các quốc gia châu Á. Loại hạt này có tên khoa học là Amomum cardamomum L, được biết đến với những tên khác như bạch khấu nhân, bạch khấu xác, đa khấu, đới xác khấu, đậu khấu,... 

    Cây bạch đậu khấu là loài thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, nay được trồng nhiều một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Nam Mỹ,... Ở Việt Nam, cây mọc ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Lào Cai, Cao Bằng,...

    Loại gia vị quý này có giá đắt đỏ trên thế giới, khoảng 9 USD cho 100 gram.

    Loài cây thảo này cao khoảng 2-3m, sống lâu năm. Rễ mọc bò, lá mọc thành 2 dãy, hình mũi mác hoặc hình dải và nhọn hai đầu. Mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có lông rải rác. Hoa cây màu trắng tím mọc thành cụm nằm ở gốc của thân mang lá, chiều dài cụm hoa khoảng 40cm. Cuống hoa ngắn và chứa từ 3 – 5 hoa.

    mot trong nhung loai qua dat do bac nhat the gioi gia ca trieu dong kg nhung o viet nam lai re nhu cho2

    Thoạt nhìn quả bạch đậu khấu có hình cầu và vỏ nhăn, còn được gọi là khấu mễ (khấu nhân), chứa từ 20-30 hạt, mùi thơm vị cay.

    Thông thường hoa và quả bạch đậu khấu là những bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, quả được thu hái ở những cây có tuổi đời ít nhất 3 năm tuổi trở lên ở giai đoạn chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thời điểm thu hái thích hợp là mùa thu. Sau khi thu hái đem phơi khô trong bóng râm và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khi dùng bạn chỉ cần bóc vỏ lấy nhân, giã nát.

    Bạch đậu khấu có vị cay, hương thơm dịu, hơi ngọt, thường được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc làm món tráng miệng. Loại gia vị này được biết đến như “bà hoàng của gia vị" do chúng có mùi thơm và hương vị đặc trưng, giúp món ăn thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt, bạch đậu khấu còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

    Tác dụng của bạch đậu khấu

    Điều trị táo bón

    Hạt bạch đậu khấu thường được dân gian sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Loại hạt này rất giàu chất xơ và tốt cho điều trị một số bệnh về dạ dày như táo bón.

    Giúp điều trị một số bệnh nhiễm trùng dạ dày

    Hạt bạch đậu khấu có chứa một số chất kháng khuẩn và chống vi trùng được cho là có hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng dạ dày.

    Chống lại hơi thở có mùi hôi

    Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hạt bạch đậu khấu lại được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu của kẹo cao su? Đó là bởi vì loại hạt này có mùi thơm ngát giúp đánh bay hơi thở có mùi hôi một cách hiệu quả.

    Chỉ cần nhai hạt bạch đậu khấu trong miệng thì hơi thở của bạn sẽ trở nên thơm tho một cách tự nhiên.

    Giải pháp cho chứng đau họng

    Nếu bị đau họng, bạn chỉ cần đun nước sôi với hạt bạch đậu khấu và uống nước này vào mỗi buổi sáng. Đây chính là bí quyết điều trị đau họng an toàn và hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

    Giảm các triệu chứng nôn mửa

    Hạt bạch đậu khấu có chứa một số đặc tính giúp làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn không mong muốn.

    Giảm tình trạng nấc cụt

    Nấc cụt có lẽ không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng nó có thể thực sự gây cho bạn cảm giác khó chịu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

    Cách khắc phục rất đơn giản, chỉ cần pha hạt bạch đậu khấu với một cốc nước ấm và cho trẻ uống. Đây là một phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả mà các mẹ nên áp dụng.

    Kháng khuẩn

    mot trong nhung loai qua dat do bac nhat the gioi gia ca trieu dong kg nhung o viet nam lai re nhu cho1

    Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy chiết xuất từ quả bạch đậu khấu có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm bằng việc phá vỡ màng tế bào của các vi sinh vật gây bệnh này.

    Một nghiên cứu khác từ Đại học Kastamonu (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết, tính chất kháng khuẩn của bạch đậu khấu có tác dụng trên hầu hết các vi sinh vật gây bệnh được thử nghiệm trong nghiên cứu của họ. 

    Theo báo cáo của một nghiên cứu được công bố vào tháng 5, năm 2017 trên Tạp chí Food Science and Technology, chiết xuất bạch đậu khấu có thể được sử dụng để điều chế các loại thuốc kháng khuẩn mới.

    Phòng chống hội chứng chuyển hóa và tiểu đường

    Bạch đậu khấu có thể giúp giải quyết một số vấn đề của hội chứng chuyển hóa. Đây là một nhóm các tình trạng sức khỏe, bao gồm béo phì, huyết áp cao, tăng mỡ máu có hại, giảm mỡ máu có lợi, từ đó có thể dẫn tới các bệnh lý như tim mạch và tiểu đường loại 2.

    Trong nghiên cứu trên động vật tại Bangladesh, các nhà khoa học cho những con chuột ăn một chế ăn nhiều carb và chất béo. Những con chuột được cho dùng thêm bột bạch đậu khấu ít bị tăng cân hơn và hàm lượng cholesterol trong cơ thể ổn định hơn so với những con chuột không được dùng bạch đậu khấu.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Science of Food and Agriculture vào năm 2017 cho thấy bột bạch đậu khấu có thể cải thiện các dấu hiệu viêm nhiễm trên cơ thể con người. Ở nghiên cứu này, những phụ nữ bị thừa cân, đồng thời mắc cả tiểu đường và mỡ máu cao được cho dùng bạch đậu khấu trong vòng 8 tuần. Sau khoảng thời gian này, lượng protein gây viêm trong máu của họ đã giảm đi.

    Nghiên cứu khác trên 83 người mắc bệnh tiểu đường, được chia thành 2 nhóm dùng giả dược và dùng bạch đậu khấu. Kết quả cho thấy những người dùng bạch đậu khấu có sự cải thiện về lượng insulin và nồng độ hemoglobin A1c sau 10 tuần.

    Cải thiện sức khỏe tim mạch

    Bạch đậu khấu có tác dụng tăng cường chức năng tim mạch, giúp giảm thiểu nguy cơ đau tim. Các nhà khoa học tin rằng hoạt động của các chất chống oxy hóa trong bạch đậu khấu có khả năng này.

    Một nghiên cứu trên chuột được đăng tải trên Tạp chí The Science of Food and Agriculture cho thấy tinh chất bạch đậu khấu có thể giúp cải thiện mức cholesterol. Các con chuột này được cho ăn một chế độ ăn nhiều cholesterol trong vòng 8 tuần và dùng bạch đậu khấu. Kết quả cho thấy lượng cholesterol và triglyceride trong máu của chúng đã giảm đáng kể.

    Bảo vệ gan 

    mot trong nhung loai qua dat do bac nhat the gioi gia ca trieu dong kg nhung o viet nam lai re nhu cho6

    Trong Y học cổ truyền của Ấn Độ, bạch đậu khấu được sử dụng nhờ đặc tính giải độc. Bạch đậu khấu cũng được cho là có lợi trong việc bảo vệ gan bằng cách loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

    Một nghiên cứu ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ do thừa cân, béo phì cho thấy người dùng bạch đậu khấu có sự cải thiện về dấu hiệu bệnh gan, trong khi những người dùng giả dược thì không.

    Nghiên cứu khác trên động vật cũng chỉ ra rằng bạch đậu khấu có thể giúp bảo vệ gan khỏi một số loại tổn thương.

    Hỗ trợ phòng chống ung thư

    Bạch đậu khấu là một nguồn cung cấp dồi dào các hóa chất thực vật có khả năng chống lại bệnh tật, trong đó có đặc tính chống ung thư.

    Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Medicinal Food cho thấy việc cho chuột dùng bạch đậu khấu trong 15 ngày giúp giảm kích thước và trọng lượng khối u da.

     Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-trong-nhung-loai-qua-dat-do-bac-nhat-the-gioi-gia-ca-trieu-dong-kg-nhung-o-viet-nam-lai-re-nhu-cho-a615967.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan