+Aa-
    Zalo

    Món giải khát quen thuộc, nhưng lại là "sát thủ" âm thầm tàn phá sức khỏe thận

    (ĐS&PL) - Lạm dụng đường, đặc biệt là qua việc uống nước ngọt, có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do bạn nên hạn chế loại đồ uống này.

    Hầu hết mọi người đều biết rằng uống các loại nước ngọt đóng chai, bao gồm cả nước ngọt có ga không mang lại giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà ngược lại, chúng còn gây nhiều tác hại đối với cơ thể.

    Tuy nhiên, vì tính tiện lợi và vị ngọt "gây nghiện" nên mọi người vẫn sử dụng nước ngọt như một loại đồ uống quen thuộc hàng ngày. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, có tới 63% người trưởng thành ở Hoa Kỳ nói rằng họ tiêu thụ ít nhất một loại đồ uống có đường mỗi ngày.

    Những đồ uống chứa nhiều đường và calo này thực sự đang gây ra tác hại gì cho cơ thể nếu bạn tiêu thụ chúng hàng ngày? Khi biết về những tác động lớn tới sức khỏe dưới đây, liệu điều đó có làm thay đổi thói quen uống nước ngọt của bạn hay không?

    Nguy cơ gây hại cho thận

    Uống nước ngọt có hàm lượng đường cao dễ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Điều này có thể khiến các tinh thể hình thành trong thận, dẫn đến sỏi thận. Nguyên nhân là do nước ngọt thường được sản xuất chứa một lượng đường fructose, khi lượng đường này đi vào cơ thể gây cản trở nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phân hủy purin. Đây là nguyên nhân khiến lượng acid uric trong cơ thể tích tụ nhiều hơn.

    Việc tiêu thụ nước ngọt liên tục cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh thận mạn tính. Vì vậy, nên cắt giảm lượng nước ngọt để bảo vệ thận và các bộ phận khác của cơ thể.

    Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, gan của bạn sẽ trở nên quá tải và biến fructose thành chất béo.

    Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, gan của bạn sẽ trở nên quá tải và biến fructose thành chất béo.

    Làm tăng cân và tích tụ mỡ ở bụng

    Loại đường phổ biến nhất trong nước ngọt là đường đơn fructose. Đường fructose có liên quan đến sự gia tăng đáng kể chất béo nguy hiểm xung quanh bụng và các cơ quan của bạn. Đây được gọi là mỡ nội tạng hoặc mỡ bụng. Mỡ bụng dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

    Tiêu thụ nhiều đường fructose khiến bạn tích tụ mỡ bụng, một loại chất béo nguy hiểm có liên quan đến bệnh chuyển hóa và là nguyên nhân gây bệnh béo phì.

    Gây ra tình trạng kháng insulin

    Hormone insulin điều khiển glucose từ máu vào tế bào của cơ thể. Khi bạn uống soda có đường, các tế bào của bạn có thể trở nên kém nhạy cảm hơn hoặc kháng lại tác động của insulin.

    Khi điều này xảy ra, tuyến tụy của bạn phải tạo ra nhiều insulin hơn để loại bỏ glucose khỏi dòng máu. Do đó, mức insulin trong máu sẽ tăng đột biến. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

    Kháng insulin được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng chuyển hóa - một bước đệm dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

    Biến thành chất béo trong gan

    Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, gan của bạn sẽ trở nên quá tải và biến fructose thành chất béo. Một số chất béo được vận chuyển dưới dạng chất béo trung tính trong máu, trong khi một phần của nó vẫn nằm trong gan của bạn, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

    Gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương

    Một số nghiên cứu cho thấy rằng acid photphoric, được tìm thấy trong nhiều loại nước ngọt có ga, có thể cản trở sự hấp thụ canxi, làm xương yếu đi và tăng nguy cơ gãy xương. Trên thực tế, Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu vào tháng 9/2014 cho thấy rằng mỗi loại nước ngọt mà những người tham gia tiêu thụ trong ngày làm tăng nguy cơ bị gãy xương hông lên mức đáng lo ngại là 14%.

    Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường loại 2

    Bệnh tiểu đường loại 2 được đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao do đề kháng hoặc thiếu hụt insulin. Vì hấp thụ quá nhiều đường fructose có thể dẫn đến kháng insulin, nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ soda với bệnh tiểu đường loại 2.

    Trên thực tế, uống ít nhất một lon nước ngọt có đường mỗi ngày liên tục có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

    Một nghiên cứu gần đây, xem xét việc tiêu thụ đường và bệnh tiểu đường ở 175 quốc gia, cho thấy cứ 150kcal đường mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 1,1%.

    Uống ít nhất một lon nước ngọt có đường mỗi ngày liên tục có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

    Uống ít nhất một lon nước ngọt có đường mỗi ngày liên tục có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

    Dẫn đến các vấn đề nha khoa

    Nếu bạn muốn tránh những loại thực phẩm và đồ uống có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng thì chắc chắn cần phải bỏ ngay thói quen uống nước ngọt hàng ngày. Đường bổ sung và acid trong nước ngọt có thể ăn mòn men răng, lớp ngoài cùng của răng, dẫn đến sâu răng.

    Nếu bạn uống đồ uống có đường, hãy chủ động vệ sinh răng miệng ngay sau đó là việc làm cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Nên dùng ống hút để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp đồ uống vào răng và súc miệng bằng nước ngay sau đó.

    Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao

    Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người uống 2 cốc nước ngọt trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với những người không uống nước ngọt.

    Phụ nữ sau mãn kinh uống nhiều nước ngọt có đường cũng có thể có nhiều nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư niêm mạc bên trong tử cung. Uống nước ngọt thường xuyên làm tái phát ung thư và tử vong ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

    Có thể gây nghiện

    Nước ngọt có đường có tác dụng như chất gây nghiện. Khi uống nhiều đường có thể khiến não giải phóng dopamine, mang lại cảm giác sảng khoái. Ăn nhiều đường có thể có tác dụng tương tự ở một số người, vì não của bạn hoạt động mạnh để tìm kiếm các hoạt động giải phóng dopamine.

    Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đường và đồ ăn vặt đã qua chế biến nói chung ảnh hưởng đến não của bạn giống như ma túy. Đối với những người có khuynh hướng nghiện, đường có thể gây ra hành vi tìm kiếm phần thưởng được gọi là nghiện thực phẩm.

    Tăng nguy cơ mắc bệnh gút và sa sút trí tuệ

    Bệnh gút là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm và đau ở các khớp của bạn đặc biệt là các ngón chân cái. Bệnh gút thường xảy ra khi lượng axit uric trong máu cao bị kết tinh. Fructose là carbohydrate làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

    Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng não ở người lớn tuổi. Dạng phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. Lượng đường trong máu càng cao thì nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ càng cao.

    Nếu bạn muốn giảm cân, tránh mắc các bệnh mãn tính và sống lâu hơn, hãy hạn chế uống nước ngọt mỗi ngày và thay thế chúng bằng nước ép từ hoa quả tươi nguyên chất.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mon-giai-khat-quen-thuoc-nhung-lai-la-sat-thu-am-tham-tan-pha-suc-khoe-than-a472443.html
    Ba kiểu ăn rau có hại

    Ba kiểu ăn rau có hại

    Việc ăn rau quả rất quan trọng cho sức khỏe, nhưng nếu không ăn đúng cách, rau có thể gây ra những tác hại không ngờ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ba kiểu ăn rau có hại

    Ba kiểu ăn rau có hại

    Việc ăn rau quả rất quan trọng cho sức khỏe, nhưng nếu không ăn đúng cách, rau có thể gây ra những tác hại không ngờ.