+Aa-
    Zalo

    Mẹ chớ “dại” xay nhuyễn hỗn hợp thức ăn cho trẻ khi ăn dặm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi trẻ tập ăn dăm thì nhiều mẹ đã chọn cách xay nhuyễn đồ ăn để bảo vệ bé. Nhưng việc xay nhuyễn hết thức ăn cho bé là cách chế biến thiếu khoa học, nhiều tác hại

    Khi trẻ tập ăn dăm thì nhiều mẹ đã chọn cách xay nhuyễn đồ ăn để bảo vệ bé. Nhưng việc xay nhuyễn hết thức ăn cho bé là cách chế biến thiếu khoa học, nhiều tác hại nên tránh. Nhiều mẹ mong muốn con có được thực đơn phong phú, ăn dễ dàng và tốt cho dạ dà non yếu khi bắt đầu làm quen với nguồn thực phẩm ngoài sữa mẹ nên đã áp dụng phương pháp “xay nhuyễn” tất cả. Vậy phương pháp này là đúng hay sai, lợi hay hại cho bé?

    Xay nhuyễn hỗn hợp cháo cho trẻ là phương pháp nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng


      1.    Những hiểu lầm về lợi ích khi xay nhuyễn thức ăn cho bé

      - Cho bé ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau, dễ dàng cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng

      - Giúp  hệ tiêu hóa của bé không phải hoạt động quá nhiều nên không ảnh hưởng đến dạ dày của bé sau này.

      - Giúp bé dễ ăn và dễ chế biến: Tuy nhiên, đấy là những hiểu lầm khiến mẹ áo dụng phương pháp chế biến thức ăn gây hại cho sức khỏe của bé là “xay nhuyễn tất cả thức ăn” và cho tất cả thực phẩm làm một. Thức ăn của bé cần được làm mền, nhuyễn nhưng không có nghĩa là trộn lẫn và xay nhỏ toàn bộ.

      2. Tác hại khi chế biết thức ăn xay nguyễn tất cả

      Với các chế biến tưởng chừng cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đa dạng, tổng hợp, dễ ăn sẽ mang lại những hệ quả xấu:

       - Trẻ giảm hứng thú ăn vì: Không cảm giác được mùi vị của từng loại thực phẩm riêng biệt, bé sẽ chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, khiến cho vị giác của bé giảm sút, dẫn đến hiện tượng chán ăn, sợ thức ăn…

       - Trẻ lớn lên vẫn không biết nhai, lười nhai, không tốt cho cơ hàm và trẻ không được phép phân biệt cứng, mềm, giòn, dai, đặc điểm của các loại thực phẩm mình ăn nên và mất đi cảm giác ngon khi ăn ngon và nhận thức về đồ ăn

       - Xay nhuyễn sẽ giúp con ăn nhanh hơn và dễ tiêu hóa hơn là quan niệm sai lầm mà có thể gây hại cho dạ dày của bé. Vì mùi vị sẽ bị trộn lẫn và bé rất dễ nôn trớ nhiều dễ làm loét thực quản, loét dạ dày. Những bé nôn ra ngoài thì không sao, có những bé trào ngược vào trong gây ho kéo dài liên đới đến bệnh hen. Mặt khác, hệ thống tiêu hóa của bé ít được hoạt động co bóp, kết hợp với nhiều loại thức phẩm dễ khiến bé không thể thích nghi với thức phẩm đã thu nhận khiến bé gặp phải những rối loạn tiêu hóa. Do vậy, phụ huynh hãy ghi nhớ: Nên cho con ăn thức ăn thô sẽ có nhiều dinh dưỡng, phù hợp với khả năng nhai, nuốt và tiêu hóa dạ dày. Chỉ xay nhuyễn một số đồ ăn và đa dạng các hình thức chế biến món ăn giúp vị giác của bé phát triển.

      Trẻ có nguy cơ loét dạ dày khi ăn đồ xay nhuyễn trong thời gian dài

       3. Những phương pháp giúp trẻ ăn ngon, tốt cho sức khỏe


       - Lập thời gian biểu cho bé ăn:

       Ngoài thời gian cho bé vui chơi với các trò chơi, món đồ chơi trẻ em thì các mẹ cũng phải thiết lập cho bé thời gian ăn uống khoa học, đúng giờ. Đồng thời, không để bé ăn quá lâu mà xác định thời gian ăn bữa chính và bữa phụ để tạo nhịp sinh học cho bé, kích thích nhu cầu ăn theo yêu cầu bổ sung năng lượng của cơ thể bé và kiểm soát lượng dinh dưỡng cân bằng. Thời gian biểu này cần được thực hiện nghiêm chỉnh tránh việc để bé bỏ bữa hoặc ép bé ăn quá nhiều trong ngày.

       - Đổi món ăn hàng ngày:

       Thay vì chế biến theo kiểu tổng hợp nhiều loại thực phẩm vào xay nhuyễn thành một thì hãy dành chút công sức chế biến thức ăn cho bé dưới nhiều dạng và tránh quá nhiều mùi, khiến cho vị giác của trẻ bị loạn. Ví dụ: nấu cháo gà thì chỉ có cháo và gà và chế biến thêm chút rau mềm cho bé bốc ăn. Thay vì cho rau xúp lơ, cà rốt, đỗ xanh… nấu chín vào xay nhuyễn cùng cháo gà. Các mùi vị khác nhau của thực phẩm sẽ làm biến đổi đi vị ngon của từng loại thực phẩm, khiến bé ăn không ngon miệng, sợ ăn.

       - Cho bé vui chơi vận động hàng ngày:

      Việc bé nô đùa không chỉ giúp bé làm quen môi trường, rèn luyện sức khỏe mà còn có thể tiêu hao năng lượng, giúp trẻ ăn ngon miệng để và tự bổ sung năng lượng cần thiết cho mình. Hãy đa dạng sân chơi cho bé từ đá bóng, leo trèo, nô đùa bơi lội tại các bể bơi cho bé hay chơi nhiều trò chơi ngoài trời khiến trẻ năng động và ăn tốt hơn. Tuy nhiên cần hạn chế cho bé vừa ăn vừa chơi hay theo dõi chương trình giải trí vì bé có thể thiếu tập trung đến việc ăn uống, cảm nhận kém về mùi vị bữa ăn nên việc đa dạng thực đơn trở nên vô nghĩa và làm ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ. Chế biến thức ăn dưới nhiều dạng giúp bé ăn tốt hơn

       - Lựa chọn đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng:

      Trẻ nhỏ thích ăn vặt nên bố mẹ có thể cho bé ăn một số món đồ ăn tốt, không gây cảm giác no trong bữa chính và tốt cho sức khỏe như: hoa quả, sữa chua,…

       Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số thực phẩm giúp trẻ ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn như cốm NutriBaby.

      Với công thức tối ưu và sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược tự nhiên cùng dây chuyền công nghệ hiện đại NutriBaby đươc xem là giải pháp tuyệt vời cho trẻ biếng ăn được PGS. TS. BS Lê Bạch Mai nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cố vấn và khuyên dùng.

      Hi vọng với những thông tin hữu ích trên mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con, tìm được giải pháp phù hợp, khoa học nhất khi cho trẻ ăn dặm, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh.

      Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ biếng ăn, có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước).

      Bố mẹ có thể tham khảo điểm bán tại đây:

      -         https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

      -         https://www.facebook.com/nutribabyplus/

      P.Q

      Link bài gốcLấy link
      https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/me-cho-dai-xay-nhuyen-hon-hop-thuc-an-cho-tre-khi-an-dam-a238446.html
      Zalo

      Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

      Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

      Đã tặng:
      Tặng quà tác giả
      BÌNH LUẬN
      Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
      Tin liên quan