+Aa-
    Zalo

    Mất bằng tốt nghiệp đại học thì phải làm sao?

    (ĐS&PL) - Mất bằng đại học là một tình huống không mong muốn nhưng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các bước cần thiết để xử lý tình huống này.

    Mất bằng tốt nghiệp đại học có cấp lại được không?

    Theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp các bậc học từ THCS, THPT, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học và chứng chỉ quy định như sau: Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần.

    Các văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp lại trong điều kiện phát hiện cơ quan cấp viết sai thông tin. 

    Ngoài ra, với bậc đại học, khi bị mất bằng tốt nghiệp, sinh viên sẽ không được cấp lại bản gốc mà chỉ được cấp bản sao từ sổ gốc. Bản sao của bằng tốt nghiệp có giá trị sử dụng thay cho bản chính.

    Mất bằng tốt nghiệp đại học thì phải làm sao?

    Mất bằng tốt nghiệp đại học thì phải làm sao?

    Hồ sơ, thủ tục xin cấp lại bằng đại học bị mất

    Khi bạn bị mất bằng đại học thì bạn sẽ không được cấp lại lần nữa, tuy nhiên bạn sẽ được cấp bản sao từ sổ gốc.

    Do đó, trong trường hợp này bạn cần phải đến cơ quan có thẩm quyền trong trường học nơi bạn được cấp bằng đại học để xin cấp lại bằng đại học.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ, thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc như sau:

    Hồ sơ đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gồm:

    - Đơn đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, trong đó cung cấp các thông tin về văn bằng, chứng chỉ đã được cấp;

    - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;

    - Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 của Quy chế này thì phải xuất trình giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ;

    - Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại điểm a, b, c khoản này kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

    Trình tự cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được quy định như sau:

    - Người đề nghị cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc;

    - Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 3 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu.

    - Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

    - Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn quy định thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 2 (hai) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

    Mất bằng đại học là một tình huống không ai mong muốn, nhưng nếu không may xảy ra, bạn hoàn toàn có thể xử lý theo các bước trên để được cấp lại bằng. Hãy luôn chủ động lưu trữ bằng cấp của mình một cách cẩn thận để tránh gặp phải tình huống không mong muốn trong tương lai.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mat-bang-tot-nghiep-ai-hoc-thi-phai-lam-sao-a462307.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan