(ĐSPL) - Theo các nghiên cứu của giới khoa học, con người có thể nhịn ăn từ 6 - 8 tuần vẫn không sao, tuy nhiên họ sẽ không cầm cự được khi thiếu nước từ 3 - 5 ngày. Điều này chứng minh sự quan trọng của nước đối với sự sống của con người. Tuy nhiên, nếu thử tưởng tượng bạn bị lênh đênh trên biển mà không có nước ngọt để uống thì đừng nghĩ đơn giản rằng bạn có thể uống nước biển tạm thời để cầm hơi.
Thực chất, con người không thể uống được nước biển. Vậy lý do tại sao nước biển không thể uống được? Đó là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn. Báo Doisongphapluat.com sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này cũng như cũng cho bạn thêm tham khảo tại sao uống nước biển không hết khát? Cùng tìm hiểu xem nhé!
Tại sao nước biển không uống được? |
1. Tại sao nước biển không uống được?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nước biển có độ mặn khá cao, với nồng độ muối trong nước biển dao động từ 3,1 – 3,5 %, có nghĩa là cứ 1 lít nước biển thì có đến 35g muối, chủ yếu là muối Natrichorua( NaCl).
Với lượng muối như trên trong nước biển, đối với điều kiện của con người thực sự, nước biển không thể dùng để uống chống khát cầm hơi. Chưa nói đến việc nước biển mặn đến mức khó uống mà nếu như bạn có chịu đựng để uống nước biển thì cơ thể bạn phải chịu một áp lực lớn hơn rất nhiều so với sức chịu đựng tối đa của cơ thể khi tiếp nguồn nước biển vào cơ thể.
Nước biển có chứa nông độ muối cao |
Trên thực tế, nếu bạn cố uống nước biển để chống khát thì tác dụng đem lại hoàn toàn trái ngược. Uống nước biển khiến bạn ngày càng khát hơn, bởi chúng ta phải mất nhiều lượng nước dự trữ hơn để thải lượng muối trong nước biển ra ngoài. Bởi vậy nếu chọn nước biển để chống cơn khát thì bạn hoàn toàn sai lầm.
Không thể uống nước biển cầm hơi khi khát |
Bên cạnh đó, thận của con người có khả năng điều tiết lượng muối trong cơ thể ở mức 9g/L tương đương 0,9%. Khi bổ sung thêm nước biển vào cơ thể, thận của bạn phải làm viêc nhiều hơn. Cộng với lượng muối 3,5% trong nước biển nữa, thận sẽ làm việc quá sức. Đây cũng là lý do tại sao những người ăn mặn thường hay mắc các bệnh về thận.
2. Loài nào có thể uống được nước biển?
Con người không thể uống nước biển, nhưng trong thực tế có nhiều loài vẫn có thể chịu đựng tốt độ mặn của nước biển. Đó chính là chim hải âu. Ở chim hải âu có một tuyến ở sau hốc mắt, tuyến này hút hết muối ở nước biển, biến thành dịch để thải ra ngoài, và lượng nước thu vào cơ thể chim hải âu là nước biển không còn mặn nữa.
Chim hải âu có thể uống nước biển |
Hay ở loài mèo, mèo thường ăn rất mặn so với con người. Bởi vì trong thận của mèo có khả năng hydrat hóa natri cực kì hiệu quả, chúng có thể uống đươc nước biển mà không hề gì.
Thận của mèo có khả năng hydrat hóa natri |
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tại sao nước biển không uống được. Trên báo Đời sống pháp luật online, bạn đọc có thể tìm đọc các bài để hiểu tại sao mùa đông có tuyết rơi để tìm hiểu thêm những điều kì thú quanh cuộc sống của ta.
Trang Trịnh (tổng hợp)