+Aa-
    Zalo

    Luật sư nói gì vụ Chicilon Media thách thức pháp luật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – “Hành động của Công ty quảng cáo truyền thông Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) có thể nói là hành động coi thường luật pháp, thách thức pháp luật”.

    (ĐSPL) – “Hành động của Công ty quảng cáo truyền thông Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) có thể nói là hành động coi thường luật pháp, thách thức pháp luật”, luật sư Nguyễn Thế Truyền nhận định.

    Mặc dù đã bị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Nội xử phạt 40 triệu đồng vì quảng cáo rượu trái phép nhưng Công ty CP Quảng cáo Truyền thông Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) vẫn ngang nhiên cho phát đoạn TVC này trên địa bàn TP.HCM. Phải chăng, với những hành động trên, Chicilon Media đang ngang nhiên thách thức luật pháp?

    Trước thông tin về vụ việc này, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty luật Hợp danh Thiên Thanh, Đoàn luật sư TP Hà Nội và luật sư Phạm Hoài Nam, Giám đốc công ty luật Bến Nghé – Sài Gòn, Đoàn luật sư TP.HCM.

    Sau 1 lần vi phạm lại tái phạm, luật sư đánh giá công ty Chicilon Media về hành vi phát TVC quảng cáo rượu trái phép thế nào?

    Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Hành động của Công ty quảng cáo truyền thông Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) có thể nói là hành động coi thường luật pháp, thách thức pháp luật. Hành vi đã sai phạm rõ ràng, đã bị xử phạt nhưng vẫn tiếp diễn, không quan tâm tới quy định cấm của pháp luật. Việc xử phạt dường như không có hiệu quả răn đe đối với công ty. Điều này cũng dễ hiểu khi mà mức phạt tiền chưa bằng 1 phút chạy quảng cáo của công ty.

    TVC quảng cáo rượu  trắng trợn của Chicilon tại tòa nhà Sunrise Building (HN)

    Luật sư Phạm Hoài Nam: Theo thông tin mà báo Đời sống và Pháp luật đưa tin thì trước đó công ty này đã bị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP. Hà Nội xử lý vi phạm hành chính 1 lần mà vẫn ngang nhiên cho tiếp tục phát đoạn quảng cáo trên địa bàn TP.HCM ở các tòa nhà, căn hộ chung cư cao cấp; hành vi quảng cáo trái luật của doanh nghiệp này là hoàn toàn cố ý, thể hiện thái độ coi thường pháp luật và thách thức dư luận.

    Thưa luật sư, nếu công ty này bị xử phạt lần 2 thì mức xử phạt có tăng nặng hơn, mức phạt là bao nhiêu?

    Luật sư Phạm Hoài Nam: Quyết định xử phạt vi phạm của Sở VHTT&DL Hà Nội chỉ có hiệu lực áp dụng trên địa bàn TP Hà Nội. Trong khi đó, lần vi phạm này Công ty Chicilon Media thực hiện trên địa bàn TP.HCM nên được xem là một hành vi vi phạm mới.

    Theo đó, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn TP.HCM có quyền xử phạt hành vi vi phạm của Công ty Chicilon Media theo điểm b khoản 1 điều 50 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, công ty này phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

    Trong trường hợp như thế nào thì công ty đó bị rút giấy phép?

    Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.    

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép thuộc Chánh thanh tra Sở VHTT&DL. Theo đó, công ty Chicilon Media sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn khi Chánh thanh tra Sở VHTT&DL nhận thấy hành vi vi phạm của công ty là vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, cần thiết phải áp dụng và có quyết định áp dụng biện pháp xử phạt này.

    Luật sư Phạm Hoài Nam: Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định đối với các trường hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thì chủ yếu áp dụng hình thức xử phạt tiền, kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả, tước quyền sử dụng giấy phép quảng cáo…trên cơ sở căn cứ tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm.

    Vì vậy chỉ khi nào Công ty Chicilon Media vi phạm các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 165 Luật doanh nghiệp 2005 và khoản 1 điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mới bị thu hồi Giấy phép kinh doanh và xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.

    Nếu có bằng chứng, Sở VHTT TP.HCM có thể xử phạt luôn được không, thưa luật sư?

    Luật sư Nguyễn Thế Truyền: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.

    Tuy nhiên, đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của tổ chức vi phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp tổ chức không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định (Khoản 1 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

    Như vậy, Sở VHTT chỉ được xử phạt sau khi đã có giải trình của Công ty Chicilon Media hoặc quá thời hạn trong quy định mà công ty không có giải trình.

    Xin cảm ơn các luật sư!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luat-su-noi-gi-vu-chicilon-media-thach-thuc-phap-luat-a74311.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan