+Aa-
    Zalo

    Chicilon Media quảng cáo rượu mạnh: Thu lợi cả tỷ, phạt 50 triệu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Phải chăng vì khung phạt tối đa chỉ ở mức 50 triệu đồng nên công ty Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) mới dám ngang nhiên phát TVC quảng cáo rượu mạnh?

    (ĐSPL) - Phải chăng vì khung phạt tối đa chỉ ở mức 50 triệu đồng nên Công ty Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) mới dám ngang nhiên phát TVC quảng cáo rượu mạnh để thu lợi tiền tỷ?

    Như PV báo Đời sống & Pháp luật đã phản ánh, Công ty CP Quảng cáo Truyền thông Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) thời gian qua đã phát hành một đoạn TVC quảng cáo rượu mạnh trên hệ thống LCD bố trí khắp các building đông người qua lại ở Hà Nội và TP.HCM.

    Chicilon Media quảng cáo rượu mạnh: Phạt chẳng thấm vào đâu?

    TVC quảng cáo rượu mạnh được Chicilon Media phát tán rộng rãi. 

     
    Đây là hành vi cực kỳ ngang nhiên khi làm trái với quy định về pháp luật. Vậy vì sao Chicilon Media lại bất chấp luật để tiếp tay phát tán TVC quảng cáo rượu mạnh như vậy? Như kỳ trước PV báo Đời sống và Pháp luật tìm hiểu, với hợp đồng quảng cáo rượu này, chiếu theo bảng giá hiện tại của Chicilon Media, mỗi tuần phát hành sẽ thu lợi ít nhất là hơn 200 triệu đồng.

    Phải chăng vì mức lợi nhuận cực "khủng" này chính là nguyên nhân khiến Chicilon Media mờ mắt trước lợi nhuận mà bỏ qua quy định, thậm chí không sợ xử phạt vì mức phạt "khiêm tốn"?

    Để giúp độc giả có cái nhìn chính xác về hành vi tiếp tay cho quảng cáo rượu mạnh của Chicilon Media, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nhâm Quốc Vạn – Hãng Luật Giải Phóng về trường hợp này.

    Thưa luật sư, việc công ty Chicilon Media cho phát đoạn TVC quảng cáo rượu có nồng độ lên tới 40 độ có vi phạm quy định hiện hành không?

    Việc Công ty CP Quảng cáo Truyền thông Thiên Hy Long Việt Nam (Chicilon Media) sử dụng các phương tiện màn hình của Chicilon Media đặt cố định tại các cao ốc, tòa nhà ở khu vực thủ đô Hà Nội và TP.HCM nhằm quảng cáo, giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa rượu có nồng độ lên đến 40 độ đã thực hiện không đúng nội dung được cấp phép quảng cáo vì trong giấy phép quảng cáo cũng ghi rõ việc cấm quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

    Vì thế, hành vi đăng tải các đoạn clip TVC quảng cáo rượu mạnh nói trên của Chicilon Media đã vi phạm quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo tại khoản 3, Điều 7 của Luật Quảng cáo số: 16/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Cụ thể, những loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên là sản phẩm bị cấm quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào.

    Thưa luật sư, với hành vi vi phạm nói trên của Chicilon Media thì khung phạt tối đa đối với công ty này là bao nhiêu?

    Luật sư: Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 50 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hình phạt chính là mức phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi quảng cáo hàng hoá, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo là quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên của Chicilon Media, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quảng cáo nói trên.

    Vậy cơ quan chức năng nào sẽ chịu trách nhiệm xử lý trường hợp này?

    Căn cứ Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì các chức danh quy định tại các điều 80, 81, 82 và 83 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

    Về thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo.

    Trả lời về hành vi quảng cáo rượu mạnh nói trên, đại diện Chicilon Media đã giải thích rằng đây chỉ là quảng cáo event (sự kiện). Theo luật sư thì với tính chất đoạn quảng cáo trên có thể chấp nhận được lời giải thích trên, hay đây chỉ là một hình thức "lách luật"?

    Căn cứ nội dung hình ảnh phát trên đoạn TVC quảng cáo rượu mạnh của Chicilon Media thấy rất rõ tất cả các thông điệp truyền tải trong đoạn clip trên nhằm mục đích quảng cáo, giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa rượu mạnh.

    Ngoài ra, đoạn clip được đăng tải trong một môi trường tương đối rộng khi tận dụng hệ thống màn hình phổ rộng đặt ở nhiều nơi, nhiều địa điểm và dễ dàng hướng đến người xem gây được sự quan sát, chú ý mọi lúc mọi nơi. Có thể thấy đây là đặc trưng của việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và việc quảng cáo này là “lách luật” để quảng cáo rượu mạnh dưới chiêu bài quảng cáo event!

    Việc Chicilon Media đã nhận được phản ánh từ báo Đời sống và Pháp luật nhưng vẫn chưa/không gỡ bỏ đoạn quảng cáo có vi phạm luật không, thưa Luật sư?

    Việc Chicilon media đã nhận được phản ánh từ cá nhân, tổ chức khác nhưng vẫn không gỡ bỏ đoạn TVC quảng cáo rượu Chivas 18 có độ cồn đến 40 độ chỉ được xét là dấu hiệu vi phạm pháp luật về hành vi quảng cáo thuộc trường hợp cấm trong hoạt động quảng cáo quy định tại khoản 3, Điều 7 và khoản 1, Điều 8 của Luật Quảng cáo số: 16/2012/QH13.

    Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với Chicilon Media theo quy định pháp luật thì được coi là vi phạm pháp luật, chịu chế tài mà nếu Chicilon Media không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì có thể bị cưỡng chế thi hành

    Đơn vị sản xuất rượu đã kí hợp đồng quảng cáo với Chicilon có vi phạm luật không?

    Trong vụ việc này, đơn vị ký hợp đồng quảng cáo với Chicilon Media đã vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 50 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Đơn vị ký hợp đồng quảng cáo này có thể bị xử phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo nói.

    Xin cảm ơn Luật sư!

    Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin cho độc giả về vụ việc...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chicilon-media-quang-cao-ruou-manh-thu-loi-ca-ty-phat-50-trieu-a55669.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bao giờ quảng cáo trên truyền hình mới hết

    Bao giờ quảng cáo trên truyền hình mới hết "vô duyên"?

    Bằng đủ những câu từ, hình ảnh phản cảm không ít nhà sản xuất đã "cưỡng bức" cả thị giác và thính giác của khán giả truyền hình mà không biết rằng nếu chính bản thân họ không tôn trọng sản phẩm của mình thì sao có thể mong muốn điều đó ở người tiêu dùng?