+Aa-
    Zalo

    Loạt doanh nghiệp “họ Tây Giang” về tay đại gia bí ẩn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hàng loạt doanh nghiệp mang “họ Tây Giang” với khối nợ cả nghìn tỷ đồng đã âm thầm chuyển nhượng cho một đại gia bí ẩn.

    Hàng loạt doanh nghiệp mang “họ Tây Giang” với khối nợ cả nghìn tỷ đồng đã âm thầm chuyển nhượng cho một đại gia bí ẩn.

    Nhiều doanh nghiệp "họ Tây Giang" đã sang tên đổi chủ

    Công ty cổ phần Mangan Việt Bắc được thành lập từ năm 2010. Đây là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ferro mangan và silico mangan công suất 40.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Bình Vàng, Vị Xuyên, Hà Giang.

    Mangan Việt Bắc trước đây được biết đến là công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tây Giang (Tập đoàn Tây Giang) – Tập đoàn có mối quan hệ với nhiều ngân hàng. 

    Một ngân hàng mà nhóm cổ đông có liên quan Tập đoàn Tây Giang là tổ chức tín dụng luôn thu xếp tài chính cho các dự án của nhóm doanh nghiệp “họ Tây Giang” từ trước đến nay, ngay cả khi doanh nghiệp nhóm này không thể trả nổi nợ và phải bán doanh nghiệp. Và Mangan Việt Bắc chính là một minh chứng.

    Năm 2011, ngân hàng này đã chi gần 1.190 tỷ đồng để sở hữu lô trái phiếu của Mangan Việt Bắc với thời hạn 3 năm, lãi suất 8,75%/năm. Lô trái phiếu sẽ đến hạn vào tháng 5/2014. Thế nhưng, Mangan Việt Bắc đã không thể thanh toán khoản nợ này. Bởi vậy PVCombank đã gia hạn thanh toán đến hết Quý I/2016.

    Dù vậy, đến hạn trên, Mangan Việt Bắc vẫn không thể thanh toán nợ cho ngân hàng trên. Tính đến cuối Quý II/2017, khoản nợ từ lô trái phiếu của Mangan Việt Bắc tại tổ chức tín dụng này đã phát sinh lên gần 1.900 tỷ đồng.

    Theo một nguồn tin của PV, chủ sở hữu của Mangan Việt Bắc trong năm 2017 đã chuyển nhượng 99,5% cổ phần tại đây cho đối tác. Và đối tác đó đã trả giúp Mangan Việt Bắc 10 tỷ đồng/1.900 tỷ đồng cho phía ngân hàng.

    Vậy đối tác mua lại Mangan Việt Bắc là ai?

    Một dữ liệu khác của PV cho thấy, trong tháng 4/2017, Mangan Việt Bắc có sự thay đổi lớn trong cơ cấu lãnh đạo tối cao.

    Cụ thể, ông Võ Tiến Dũng không còn đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của Mangan Việt Bắc. Người thay ông Dũng là một cái tên hoàn toàn mới lạ Đỗ Văn Đông (SN 1947).

    Ngoài Mangan Việt Bắc, trong tháng 4/2017, ông Đỗ Văn Đông còn trở thành Chủ tịch HĐQT của nhiều doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp  này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản và mang “họ Tây Giang” và cả doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam (VIDGroup).

    Có thể kể đến như: Công ty cổ phần Khoáng sản Tây Giang Cao Bằng; Công ty cổ phần khoáng sản Tây Giang Yên Bình; Công ty Cổ phần Khoáng sản Thạch An; Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản Bảo Lâm; Công ty Cổ phần Khoáng sản Xây dựng 30/4; Công ty Cổ phần Khoáng sản Đông Bắc; Công ty cổ phần Tập đoàn Lào Cai…

    Công ty cổ phần Tập đoàn Lào Cai thành lập vào tháng 6/2010, cổ đông sáng lập gồm: Lê Đức Tùng, Trần Thị Tuyết, Trần Phi Hạnh, Nguyễn Thanh Dương. Tuy nhiên, đến tháng 4/2017 các cổ đông sáng lập đã thoái toàn bộ vốn tại đây.

    Sự thay đổi ở những doanh nghiệp này dường như được xuất phát từ việc “thay máu” tại Công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Việt (VMPCO). VMPCO được thành lập vào tháng 4/2012, với cổ đông chính là những tập đoàn lớn của Việt Nam trong lĩnh vực khoáng sản, tài chính ngân hàng và bất động sản như: VIDGroup, Tập đoàn Tây Giang của vợ chồng ông Phạm Thanh Lâm và bà Trần Thị Tuyết.

    Thế nhưng, tháng 1/2016, 3 cổ đông sáng lập là VIDGroup, Tập đoàn Tây Giang, bà Trần Thị Tuyết đã đồng loạt thoái vốn. Sau đó, ông Đỗ Văn Đông trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VMPCO.

    Theo một nguồn dữ liệu của PV, VMPCO từ khi về tay ông Đỗ Văn Đông, không thể hiện doanh thu. Trong khi lợi nhuận thuần từ năm 2016 – 2019 luôn âm, đỉnh điểm là năm 2017 âm 74 tỷ đồng. Thế nhưng, tổng tài sản VMPCO luôn nằm trong ngưỡng 3.000 tỷ đồng, còn nợ phải trả nằm trong khoảng 2.300 – 2.350 tỷ đồng.

    Một diễn biến tương tự tại Tập đoàn Tây Giang Group, trong 3 năm gần nhất (2017 – 2019) doanh nghiệp này liên tục báo lỗ với số lỗ các năm càng lớn, ăn mòn vốn chủ sở hữu.

    Theo đó, Tập đoàn Tây Giang năm 2019 doanh thu thuần chỉ đạt 2,3 tỷ đồng, nhưng lỗ thuần 102,9 tỷ đồng (cao hơn so với mức lỗ 102,2 tỷ đồng năm 2018). Các khoản lỗ trong giai đoạn 2016 - 2019 đã đẩy quy mô vốn chủ của Tây Giang giảm từ 1.044,6 tỷ đồng năm 2016 xuống chỉ còn 772,8 tỷ đồng vào cuối năm 2019.

    Giang Nam

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loat-doanh-nghiep-ho-tay-giang-ve-tay-dai-gia-bi-an-a363076.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan