Thịt vịt
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội chia sẻ trên báo VietNamNet, thịt vịt có tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc, là loại thuốc bổ thượng hạng trong các tài liệu y thư cổ.
“Thịt vịt nếu kết hợp với một số vị thuốc vừa là món ăn khoái khẩu, lại có công dụng bổ dương, rất tốt cho cánh mày râu, nhất là những người yếu kém chuyện sinh lý", lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh.
Cách chữa yếu sinh lý bằng thịt vịt và gừng:
Chuẩn bị 300g thịt vịt; 20g gừng; 60g kỷ tử; 60g nấm hương; 3 củ cà rốt; 10 quả táo đỏ. Ướp thịt vịt với gia vị, đem xào săn miếng thịt, rồi cho các nguyên liệu khác vào nồi hầm trong 30 phút cho mềm.
Có thể ăn canh riêng hoặc ăn với cơm hàng ngày. Món ăn này có tác dụng tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ, cải thiện rõ rệt tình trạng yếu sinh lý.
Cá chép
Cá chép là một loại cá phổ biến trong ẩm thực của nhiều quốc gia, đặc biệt là trong khu vực Châu Á. Ở Việt Nam, cá chép đã trở thành một trong những loại thực phẩm quen thuộc và được yêu thích của người dân trong nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một món ăn ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Dân Trí dẫn lời bác sĩ y học cổ truyền Lê Thị Thảo Quyên, cá chép được ưa chuộng bởi vì nó có vị ngọt thanh, thịt giòn và không quá tanh. Ngoài ra, cá chép cũng có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm: protein, chất béo, canxi và vitamin D.
"Trong đông y, cá chép được coi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Cụ thể, cá chép có tác dụng bổ thận, ích tinh, giảm đau, chống viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, cá chép cũng được coi là một loại thực phẩm có tác dụng tích cực đến sức khỏe sinh sản của nam giới", BS Quyên cho hay.
Cụ thể, theo chuyên gia này, cá chép là một thực phẩm giàu protein và khoáng chất như: kẽm, selen và iod, giúp cải thiện chức năng tinh trùng và sản xuất testosterone, hormone sinh dục nam giới. Sự cân bằng hormone này có thể giúp cải thiện sức khỏe tình dục và tăng cường sinh lực.
Ngoài ra, cá chép cũng được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y. Cá chép được sử dụng để chữa bệnh nhức đầu, đau bụng, chứng rối loạn tiêu hóa, ho và cảm lạnh. Các bài thuốc chế biến từ cá chép thường được sử dụng để giải độc, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với một người đàn ông trưởng thành nhưng ít vận động thì nên ăn 70 - 100g cá/ngày (khoảng 400g cá/tuần, mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 4 bữa). Còn đối với những người vận động nhiều thì sẽ cần ăn nhiều lượng cá hơn khoảng 500g/ tuần (mỗi ngày ăn ít nhất 100g hoặc 140g).
Cách chữa yếu sinh lý bằng cá chép:
Chuẩn bị: 1 con cá chép (1kg); 1,5kg vừng đen; 0,5kg gạo nếp. Sơ chế cá chép sau đó đem gạo nếp, cá chép đi nấu cháo. Khi cháo chín thì cho vừng đen vào nấu cùng.
Ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 7 ngày sẽ thấy có tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh khỏe, trẻ trung lâu dài.