Lá lốt có những chất dinh dưỡng gì?
Lá lốt là loại cây mềm, hay mọc ở những vùng ẩm thấp, được trồng để làm rau gia vị hoặc trồng lấy thuốc.
Thông tin từ bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, trong 100g lá lốt chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4.1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần lá, thân chứa còn alkaloid và beta-caryophylen.
Bạn có thể dùng lá lốt tươi hoặc cắt nhỏ và mang sấy khô để dùng lâu dài. Bạn nên bảo quản loại lá này ở những nơi khô, thoáng và tránh bị chiếu trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời.
Lợi ích của lá lốt với sức khỏe
Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
Lá lốt có tính ấm, hơi nồng. Loại lá này đặc biệt có thể điều trị hiệu quả tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Loại lá này có tính ấm, chống hàn nên có thể giúp những cơn đau xương khớp thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Theo y học hiện đại, loại lá này có tính kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
Làm đẹp da: Trong lá lốt có chứa một số hợp chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và giảm tình trạng sưng viêm. Chính vì thế, lá lốt có thể giúp trị mụn hiệu quả. Hơn nữa, lá lốt còn có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho da, giúp da cân bằng độ pH, giúp da đẹp và khỏe.
Những người không nên ăn lá lốt
Lá lốt tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Thông tin từ báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, người dùng chỉ nên dùng một lượng vừa phải, thông thường trung bình chỉ nên dùng từ 50 đến 150g. Không nên sử dụng quá liều quy định, vì có thể gây ra kích ứng dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy.
Không nên sử dụng lá lốt trong thời gian dài, vì có thể gây ra suy giảm chức năng gan và thận.
Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, vì có thể gây ra co tử cung và ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Không nên sử dụng cho người đang mắc bệnh táo bón, nhiệt miệng, nóng bức trong người, người bị sốt cao, viêm loét dạ dày và tá tràng, vì có thể gây ra kích thích và làm trầm trọng thêm.
Nguyễn Linh(T/h)