Hành tây là loại củ có hình dạng giống bóng đèn tròn, còn được gọi là hành củ hay củ hành. Hành tây mọc dưới lòng đất, được trồng phổ biến trên toàn thế giới và có quan hệ gần với hẹ, tỏi và hành lá. Đây là nguyên liệu chủ yếu trong nhiều món ăn, được chế biến rất đa dạng, từ nướng, luộc, chiên, rang, xào, lăn bột hoặc thậm chí là ăn sống.
Mặc dù, có nhiều kích thước, hình dạng và màu sắc khác nhau nhưng loại hành tây phổ biến nhất thường có màu trắng. Tùy thuộc vào giống và mùa, hương vị của hành tây dao động từ dịu nhẹ và hơi ngọt, đến rất cay và nồng.
Hành tây cung cấp nhiều dưỡng chất, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy hành tây có một số tác dụng dưới đây:
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Hành tây chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giảm triglyceride và giảm mức cholesterol - tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đặc tính chống viêm mạnh mẽ của chúng cũng có thể giúp giảm huyết áp cao và bảo vệ chống lại cục máu đông.
Điều hòa đường huyết
Tiểu đường loại 2 là một bệnh phổ biến, đặc trưng chủ yếu bởi lượng đường trong máu cao. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn hành tây có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Kết quả tương tự cũng đã xuất hiện ở người. Nghiên cứu những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cho thấy, ăn 100 gram hành sống mỗi ngày giúp giảm đáng kể lượng đường huyết. Có giả thuyết cho rằng ăn hành tây sống có thể giúp kiểm soát cả bệnh tiểu đường loại 1 và 2, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh đầy đủ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nhờ có flavonoid nên hành tây có tác dụng chống viêm, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, hành tây cũng là nguồn cung cấp hàm lượng lớn nhóm chất phytochemical, nhằm tăng cường hấp thu vitamin C trong cơ thể.
Chứa các hợp chất chống ung thư
Ăn rau thuộc chi hành như tỏi và hành tây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm dạ dày và đại trực tràng. Hành tây cũng chứa fisetin và quercetin, chất chống oxy hóa flavonoid có thể ức chế sự phát triển của khối u.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Ăn hành tây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Các hợp chất cụ thể được tìm thấy trong hành tây, chẳng hạn như quercetin và các hợp chất lưu huỳnh, có tác dụng chống đái tháo đường.
Tốt cho hệ xương khớp
Hai khoáng chất canxi và photpho được tìm thấy trong hành tây góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức độ loãng xương, duy trì hoạt động xương khớp trơn tru. Hơn nữa, chất quercetin cũng làm giảm các cơn đau cấp tính và mãn tính do viêm khớp gây ra.
Giảm nguy cơ ung thư
Ung thư là một bệnh phổ biến, đặc trưng bởi sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát được. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu quan sát thấy ăn hành tây nhiều có liên quan đến giảm nguy.
Hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp
Hành tây chứa chất kháng sinh tự nhiên phytoncide như allicin, có tính kháng khuẩn mạnh, đồng thời khi đi qua các cơ quan hô hấp sẽ kích thích tiết dịch tiêu đờm. Trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn, có thể sử dụng thêm hành tây để giảm tình trạng nghẹt mũi và khó thở.
Kích thích mọc tóc
Các chất axit amin có trong hành tây kích thích hoạt động sản xuất collagen, giúp các tế bào ở da đầu khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình mọc và tái tạo tóc. Hơn nữa, nước ép hành tây có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nấm và gàu.
Chống sâu răng
Nhai hành tây khoảng 2 – 3 phút sẽ giúp bạn duy trì tốt sức khỏe răng miệng bởi hai hoạt chất thiosulfin và thiosulfonate trong hành tây hỗ trợ chống lại các vi khuẩn gây sâu răng.
Cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới
Hành tây bổ sung các chất oxy hóa tự nhiên, giúp nam giới cải thiện chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng nồng độ testostereone, điều này giúp duy trì sức khỏe sinh sản của phái mạnh một cách tốt nhất.
N.Q (T/h)