+Aa-
    Zalo

    Loại cỏ mọc ven đường, bị xem thường nhưng lại là “tiên dược” tốt cho gan

    (ĐS&PL) - Thài lài -loại cây hoang dại, thường thấy mọc ở ven đường, bờ ruộng hay bờ sông. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại cây này chính là một “tiên dược” cực kỳ tốt cho gan.

    Thài lài tốt cho gan thế nào?

    Thông tin trên VTC News, thài lài trắng có tên gọi khác là cỏ lài trắng, rau trai trắng, cỏ chân vịt. Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, ở ruộng. Ở nước ta và một số nước khác, người ta hái các ngọn non làm rau luộc hay nấu canh ăn, nên có tên là rau trai.

    Trong y học cổ truyền, cây thài lài được thu hái lấy toàn cây quanh năm để làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô. Theo Đông y, thài lài trắng vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng, thường được dùng toàn cây để làm thuốc.

    Thài lài là vị thuốc tác dụng trị cảm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả. Ảnh minh họa

    Thài lài là vị thuốc tác dụng trị cảm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả. Ảnh minh họa

    Thài lài là vị thuốc tác dụng trị cảm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu rất hiệu quả. Có thể dùng cây khô hoặc tươi. Liều dùng 30-40g, dạng thuốc sắc.

    Theo kinh nghiệm dân gian, thài lài còn được dùng để trị viêm da có mủ, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau. Cách làm thuốc lấy thài lài tươi giã đắp.

    Thài lài được dùng chứa tăng huyết áp với đơn thuốc thài lài trắng tươi 60-90g, hoa cây đậu tằm 12g, tất cả rửa sạch, cho 800ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.

    Người gan yếu, da vàng dùng thài lài trắng tươi 120 g, thịt lợn nạc 60 g, nấu canh, ăn cả cái lẫn nước. Bạn dùng một lần hoặc chia ra nhiều phần ăn trong ngày. Bài thuốc này giúp tăng cường thải độc giúp cho lá gan khoẻ mạnh.

    Thài lài là loại rau lành tính, tuy nhiên khi dùng cần lưu ý, người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

    Món ngon với rau thài lài

    Thài lài nấu khá đơn giản giống như các loài rau khác. Thài lài hái ngọn non về rửa sạch, cắt rối. Tép đồng rửa sạch, giã dập.

    Thài lài nấu cùng tôm, tép ăn vô cùng ngọt, mát. Ảnh minh họa

    Thài lài nấu cùng tôm, tép ăn vô cùng ngọt, mát. Ảnh minh họa

    Cho chút mỡ lợn vào nồi, phi chút hành khô, cho tép đồng đã giã dập vào đảo săn, nêm nếm chút gia vị cho ngấm vào tép. Đổ lượng nước vừa đủ vào nồi tép đồng, đun sôi, nêm thêm mắm, hạt nêm, mì chính.. Cho rau trai vào nấu chín.

    Vậy là đã có bát canh rau trai ngọt mát ăn cùng cơm trắng, kèm tôm rang cùng cà pháo muối giòn tan là đã đủ xua đi cả mùa hè nóng bức. 

    Chị em có thể nấu rau trai cùng cua hay cho thêm các loài rau dại khác như sam, dền... thành bát canh tập tàng cùng đều ngon không kém, thông tin Dân Việt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/loai-co-moc-ven-uong-bi-xem-thuong-nhung-lai-la-tien-duoc-tot-cho-gan-a468823.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan