+Aa-
    Zalo

    Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai được các bác sĩ phổ biến cụ thể. Các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến lịch tiêm phòng.

    (ĐSPL) - Lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong quá trình mang thai được các bác sĩ phổ biến cụ thể. Các mẹ bầu nên chú ý nhiều hơn đến lịch tiêm phòng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    Trước khi mang thai cần chú ý những loại tiêm phòng sau:

    - Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.

    - Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.

    - Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2\% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

    - Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.


    Trong khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý tới:

    - Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30. Mẹ nên tiêm phòng uốn ván vì chứng này có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

    - Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.


    Lưu ý:

    - Cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc – xin đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.

    - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm trước khi mang bầu.

    - Khi mang đa thai hay thai có nguy cơ sinh non, bạn nhớ tiêm vắc – xin phòng uốn ván sớm hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.

    - Nếu bạn đang bị sốt cao, bị các bệnh khớp, thận … cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

    - Cần theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm phòng.

    Một số địa chỉ tiêm phòng cho mẹ bầu

    Tại Hà Nội:

    - Trung tâm Y tế dự phòng

    50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263

    70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268

    Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

    - Phòng tiêm chủng quốc tế

    Địa chỉ: số 3 Ông Bích Khiêm.       ĐT: 04. 3733.9803

    - Trung tâm tiêm phòng

    Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).      ĐT: 04-3768.5512

    - Phòng tiêm chủng SAFPO

    Địa chỉ: 135 Lò Đúc.      ĐT: 04. 39727071

    - Bệnh viện Việt Pháp: các mẹ mua thẻ Baby care (khoảng 400USD) bao gồm khám định kỳ và lịch tiêm chủng cho con từ sơ sinh đên 2 tuổi.

    - Các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội (lịch cụ thể tùy theo phường)

    Tại TP Hồ Chí Minh

    - Bệnh viện Đại học Y Dược

    Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.

    - Viện Pasteur

    Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3     ĐT: 08. 38230352

    - Bệnh viện Từ Dũ

    Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh    ĐT: 08. 38391229

    MỸ AN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]fI8pFUy5Xj[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lich-tiem-phong-cho-ba-bau-truoc-va-trong-qua-trinh-mang-thai-a107509.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.