+Aa-
    Zalo

    Lễ vấn danh trong phong tục cưới hỏi ở Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, trong xã hội hiện đại ngày nay lễ vấn danh được gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm".

    "Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, trong xã hội hiện đại ngày nay lễ vấn danh được gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nhiều nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi).
    Trong truyện Kiều khi nói về tình yêu của đôi lứa có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" ở đây là mảnh giấy có ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai.
    Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn của nước ta, con gái từ khi sinh ra cho đến khi đi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Theo quan niệm "con gái là con người ta" vì thế không cần ghi vào sổ họ, sổ làng, và cũng do không đi học nên cũng không cần đặt tên vội. Ở trong nhà con gái mới sinh ra thì cha mẹ chưa dat ten cho con vội mà con gái sẽ được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên như thế nào thì xóm giềng sẽ gọi theo tên đó. Đến khi làm lễ vấn danh thì ông bác hoặc bố mới đặt tên cho con để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi cô gái về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn thì lại gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà lễ này chủ yếu là để hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.
    Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng việc có môn đăng hộ đối hay không, hay xem tuoi vo chong có hợp tuổi nhau hay không, gia đình nào thận trọng mới tìm hiểu kỹ "Công, dung, ngôn, hạnh" (thường là các gia đình gia giáo). Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới chưa biết mặt vợ, mà có những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con dâu, do đó trong gia đình sau này mới xảy ra nhiều chuyện oái oăm:
    -"Cảm ơn ông bà thương đến, tôi xin đồng ý gả, nhưng xin thưa chuyện trước: con tôi mồm mép chẳng bằng ai!"
    Tưởng như vậy là mình tìm được con dâu hiền hậu, không đanh đá chua ngoa, ai ngờ cưới về mới biết con dâu sứt môi!. Nhưng đã nhỡ việc, biết tính sao?
    Lại có trường hợp đánh tráo: Khi đi hỏi thì cho thằng em nhanh nhẹn và "sạch mặt" hơn đóng vai chàng rể, đến khi cưới thì lại cưới cho thằng anh đần độn, xấu xí. "Miếng trầu để dâu nhà người", biết tính sao đây? Dầu sao cũng mang tiếng một đời chồng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-van-danh-trong-phong-tuc-cuoi-hoi-o-viet-nam-a93671.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tập tục cưới xin khiến cô dâu

    Tập tục cưới xin khiến cô dâu "sung sướng" của người Mường

    (ĐSPL) - Để tổ chức đám cưới cho con, người dân tộc Mường ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến từng nhà dân bản xin gạo, tiền về làm đám. Sau rất nhiều những lễ nghi phức tạp, chàng trai mới được phép ở rể. Họ phải trải qua 3 năm thử thách mới nên vợ thành chồng.