+Aa-
    Zalo

    Lễ hội Minh Thề “không tham nhũng” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nghi lễ “cắt tiết gà hòa rượu ăn thề” là phần quan trọng nhất trong lễ hội Minh Thề của làng Hòa Liễu, Hải Phòng.

    Nghi lễ “cắt tiết gà hòa rượu ăn thề” là phần quan trọng nhất trong lễ hội Minh Thề của làng Hòa Liễu, Hải Phòng.

    Ngày 22/2, ông Đỗ Xuân Trịnh, Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy (Hải Phòng) cho biết: “Lễ hội Minh Thề (làng Hòa Liễu, Hải Phòng) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngày 1/3 sắp tới  (tức 14 tháng Giêng âm lịch), Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch sẽ công bố công nhận Lễ hội Minh thề là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tới nay, công tác chuẩn bị lễ hội cơ bản đã hoàn tất bảo đảm lễ hội và lễ công bố diễn ra trang nghiêm”.

    Hội thề không tham nhũng tại Hải Phòng - Ảnh: Báo Giao thông.

    Lễ hội Minh Thề được biết tới là một lễ hội đặc sắc bởi đây là lễ hội “Thề không tham nhũng” duy nhất trong cả nước. Phần nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề là phần được quan tâm nhất trong Lễ hội Minh thề. Các vị chức sắc trong làng phải uống rượu thề làm việc chí công vô tư và đọc câu: "Ai dùng của công vào việc riêng, tham nhũng thì bị thần linh đả tử". Sau khi các vị chức sắc trong làng uống rượu thề xong, những người tham gia chứng kiến cũng sẽ uống rượu thề.

    Trước đó, ngày 8/5/2017, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định công nhận 12 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, thuộc 4 loại hình gồm: lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian.

    Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công nhận thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 

    Hằng Thanh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/le-hoi-minh-the-khong-tham-nhung-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-a220266.html
    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Lao động già hóa, người trẻ không ham học nghề, sự cạnh tranh của các mặt hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc đang khiến các làng lụa Việt đứng trước bài toán: làm thế nào

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Lao động già hóa, người trẻ không ham học nghề, sự cạnh tranh của các mặt hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc đang khiến các làng lụa Việt đứng trước bài toán: làm thế nào