+Aa-
    Zalo

    Lấy lý do sức khoẻ yếu..."bầu" Kiên bất ngờ khai "điều định để lại"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo lời "bầu" Kiên, ông ta định "để lại" một số vấn đề nhưng xin nói luôn vì sợ sức khỏe đã yếu!?

    (ĐSPL) - Tiếp tục phiên toà xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm trong ngày 10/12, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã thừa nhận hành vi ủy thác cho 19 nhân viên mang tiền đi gửi tại các ngân hàng khác là sai. Bị cáo Kiên nói, điều này không có trong bản kháng nghị của tôi và tôi cũng chưa nói bao giờ.

    Xem video:

    Theo lời "bầu" Kiên, ông ta định "để lại" một số vấn đề nhưng tại phiên tòa này, “bầu” Kiên xin nói luôn vì sợ sức khỏe đã yếu!?

    Cũng tại bên lề phiên tòa, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có những thông tin trao đổi độc quyền với luật sư của hai bị cáo đầu vụ là Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải (nguyên TGĐ ngân hàng ACB).

    "Bầu" Kiên bất ngờ thừa nhận sai

    Trong ngày thứ 9 xét xử "đại án bầu Kiên" và đồng phạm (10/12), HĐXX tòa Phúc thẩm TAND Tối cao đã dành nhiều thời gian để bị cáo Nguyễn Đức Kiên được trình bày quan điểm của mình về các hành vi vi phạm pháp luật trước đó mà cấp sơ thẩm đã buộc tội. Điều khiến những người tham dự phiên tòa khá bất ngờ là bởi, nếu như trước đó, tại phiên xử sơ thẩm và những ngày đầu xét xử tại phiên phúc thẩm, "bầu" Kiên luôn tỏ ra am hiểu pháp luật, trích dẫn cụ thể từng điều khoản và cho rằng tôi làm kinh doanh mấy chục năm, tôi tìm hiểu quá kỹ về các quy định nên không thể vi phạm pháp luật, thế nhưng tại phiên tòa ngày 10/12, bị cáo Kiên đã thừa nhận hành vi ủy thác cho các nhân viên mang tiền đi gửi tại các ngân hàng khác là sai.

    (bgiay)Ngày thứ 9 xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm: Lấy lý do sức khoẻ yếu...

    “Bầu” Kiên thừa nhận hành vi ủy thác cho các nhân viên mang tiền đi gửi tại các ngân hàng là sai.

    Giọng nói của "bầu" Kiên không còn tỏ ra ngoan cố, cứng đầu nữa, không phải cái gì cũng phản bác lại các quan điểm buộc tội của HĐXX, điều này cho thấy Kiên đã dần phải thừa nhận việc làm sai trái của mình trước những lý lẽ phân tích thấu tình đạt lý của HĐXX và của đại diện VKS.

    "Bầu" Kiên trình bày thêm: "Con số 130 tỉ đồng như anh Cang (bị cáo Phạm Trung Cang - PV) trình bày trước HĐXX ngày 9/12 để nhân viên mang đi gửi là không đúng mà con số đó chỉ là 20 - 30 tỉ đồng thôi. Còn con số 130 tỉ đồng là được cộng vào từ rất nhiều lần. Khi phát hiện ra sai, tôi nói với anh Lý Xuân Hải là các anh sai rồi, hãy để tôi dùng tiền cá nhân của tôi để đưa cho ACB, đưa cho anh Hải 718 tỉ đồng sửa sai đi. Đừng để các anh trở thành người vi phạm pháp luật".

    "Bầu" Kiên thở dài mệt nhọc, trình bày thêm: "Anh Hải nói với tôi rằng, anh ấy không đồng ý với đề xuất của tôi. Vì không thể lấy tiền cá nhân của tôi để sửa sai do các việc anh ấy làm. Lúc đó, tôi ý thức được rằng, sai thì phải sửa và sửa như thế nào. Tôi khẳng định tài liệu này chưa được thể hiện ở đâu, chưa bao giờ được tôi nói trước đó, ngay cả trong phần kháng nghị của tôi cũng không nhắc đến. Tuy nhiên, hôm nay tôi xin trình bày như vậy và muốn HĐXX hỏi anh Hải xem có đúng tôi đề xuất như vậy với anh Hải không. Tôi sợ rằng sức khỏe của tôi không đảm bảo được. Tôi xin nói thêm, việc anh Hải không chấp thuận đề xuất của tôi vì anh ấy cho rằng số tiền đó là quá lớn, hơn 718 tỉ đồng. Nếu lấy tiền cá nhân của tôi thì các anh ấy cho rằng vi phạm đạo đức nghề nghiệp và bảo thôi cứ để các anh ấy khắc phục. Nhưng tôi có nói với anh Hải, tự giải quyết cũng không được và làm báo cáo gửi các bộ ngành, gửi Thủ tướng Chính phủ trình bày rõ diễn tiến sự việc là như vậy và anh Hải đã làm. Việc này, tòa có thể hỏi lại anh Hải xem có đúng như thế không?".

    Trước công đường, gã đầu bạc thừa nhận: "Tôi biết sai, biết rõ sai, nhưng cái sai ở đây không phải là cố ý làm trái mà cái ở đây là không nắm bắt kịp thời thay đổi của pháp luật để đưa ra ứng xử phù hợp. Nhưng khi phát hiện ra sai rồi đã không tận dụng tối đa thẩm quyền có thể xử lý được. Cuộc họp ngày 22/3/2010 là đúng pháp luật, nhưng hai cuộc họp sau đó là sai. Có nghị quyết HĐQT hẳn hoi và ra quyết định dừng lại không làm nữa nhưng rồi sau đó vẫn làm"...

    Vẫn vòng vèo quanh 718 tỉ đồng liên quan đến "nữ quái" Huyền Như

    Bên lề phiên tòa, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Thị Kim Ngọc (Văn phòng luật sư Hưng Giang- Đoàn luật sư TP. Hà Nội)- bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải. Theo lời của luật sư Ngọc, Lý Xuân Hải sinh ra trong một gia đình gia giáo, trước khi vướng vào vòng lao lý, bản thân Hải thuộc tầng lớp trí thức thuần túy, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp thúc đẩy sự phát triển ngành ngân hàng, được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn là CEO (xuất sắc nhất) trong nhiều năm. Hành vi của bị cáo Lý Xuân Hải không có ý thức cố ý coi thường pháp luật. Thái độ bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa Phúc thẩm rất thành khẩn khai báo về hành vi của mình đúng như bản chất của một con người làm khoa học. Bị cáo nhận thức: Nếu những hành vi mà bị cáo làm đã vi phạm một tội danh nào đó thì chỉ do vô thức, không tiên lượng được.

    Nói về diễn biến phiên tòa Phúc thẩm, ông Vũ Xuân Nam (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên) - một trong 4 luật sư được đánh giá là người có bài bào chữa kỹ nhất (hơn 3 tiếng đồng hồ) cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên nêu quan điểm: Theo mô tả của kết luận điều tra và cáo trạng, vào thời điểm đầu năm 2010, trước áp lực không được giảm lãi suất cho vay có thể dẫn đến giảm tổng tài sản của ngân hàng, trong khi thị trường đầu ra của ngân hàng gặp khó khăn, ban điều hành ngân hàng ACB đã đề xuất ủy thác cho các nhân viên ACB gửi tiền vào các ngân hàng khác. Kết luận điều tra cho rằng bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã gây áp lực, chỉ đạo HĐQT thực hiện chủ trương này, còn cáo trạng cho rằng bị cáo Kiên đã đồng ý với chủ trương này của thường trực HĐQT ngân hàng ACB và việc làm này đã vi phạm quy định của pháp luật. Cụ thể là làm trái quy định tại Điều 106 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Theo kết luận điều tra và cáo trạng đã dẫn đến hậu quả ngân hàng ACB bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt 718 tỉ đồng.

    Trao đổi với PV, luật sư Nam đặt vấn đề: Các chứng cứ liên quan đến khoản tiền 718 tỉ đồng rời khỏi ACB sang ngân hàng Vietinbank, các chứng cứ liên quan đến quá trình lưu chuyển vòng vèo của các khoản tiền này trong nội bộ Vietinbank, cho đến khi một số khoản chuyển ra khỏi Vietinbank một cách bất hợp pháp đã không được xem xét đánh giá, thẩm tra kỹ tại tòa. Tuy nhiên, toàn bộ chứng cứ này lại là chứng cứ cần thiết phải có để chứng minh hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa cuộc họp ngày 22/3/2010 với những khoản tiền bị các cơ quan tố tụng coi là thiệt hại của ngân hàng ACB.

    Có bị cáo rút kháng cáo ngay tại tòa

    Bên lề phiên tòa, PV cũng trao đổi với một số luật sư bào chữa cho một trong số bốn bị cáo còn lại. Các luật sư này (xin giấu tên) cho hay thân chủ của mình đã cúi đầu nhận tội và rút kháng cáo ngay tại phiên tòa. Do vậy, luật sư bào chữa tìm mọi cách để HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lay-ly-do-suc-khoe-yeubau-kien-bat-ngo-khai-dieu-dinh-de-lai-a73888.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bầu Kiên bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa hơn 700 tỉ thế nào?

    Bầu Kiên bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa hơn 700 tỉ thế nào?

    (ĐSPL) - Theo bản cáo trạng ngày 15/12 của VKSNDTC, Nguyễn Đức Kiên bị truy tố về nhóm các hành vi sau đây: kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và trốn thuế. Tuy nhiên, xung quanh vụ “bầu” Kiên, vẫn còn rất nhiều “bí ẩn”.