Thông tin VTV New, trưa ngày 27/3/2023, Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận bệnh nhân H.T.V.H. (53 tuổi, trú tại xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) được Trung tâm Y tế huyện Văn Quan chuyển đến trong tình trạng tỉnh, mệt mỏi nhiều, đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng liên tục.
Theo lời kể, bệnh nhân cùng người nhà và một số người hàng xóm nhặt được một loại hạt lạ, có hình dáng gần giống hạt dẻ nên mang về cùng ăn. Sau ăn khoảng 30 phút, bệnh nhân H. xuất hiện buồn nôn, đau bụng, đại tiện phân lỏng nhiều lần.
Có 18 người cùng ăn loại hạt này cũng có triệu chứng nôn, đau bụng, đi ngoài, trong đó một số người được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Văn Quan điều trị. Riêng bệnh nhân H., do ăn số lượng nhiều hơn, các triệu chứng nặng hơn nên được Trung tâm Y tế huyện Văn Quan chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn điều trị.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc, được xử trí rửa dạ dày cấp cứu, bơm than hoạt, bù dịch, điện giải. Sau xử trí, bệnh nhân ổn định, kết quả xét nghiệm chức năng gan thận, chuyển hoá trong giới hạn bình thường nên đã được xuất viện.
Từ loại hạt do gia đình người bệnh mang đến, các bác sĩ xác định đây là hạt của cây Trẩu, chứa chất độc Saponosid. Hạt Trẩu chứa dầu béo, thường dùng để pha sơn hoặc dùng làm phân bón, thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu.
Do chứa độc tính nên người bệnh sau khi ăn phải hạt cây Trẩu từ 30 phút đến 4 giờ sẽ có các triệu chứng tức ngực, đau đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể đại tiện ra máu, đau đớn toàn thân, khó thở, co giật, tê liệt và tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên ăn các loại quả, hạt khi không biết rõ loại; không ăn các loại quả, hạt dễ nhầm lẫn với loại hạt ăn được như hạt dẻ, quả mề gà… Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, thông tin VTC New.
Các triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng… hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc. Nếu thấy cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm xuất hiện các dấu hiệu trên bạn nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:
Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng
Có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống và tiến hành kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn trong dạ dày nhằm hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể. Có thể kích thích bằng phương pháp cơ học vào cổ họng bằng cách dùng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn ra được.
Gây nôn
Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Nên cho người bệnh nôn ra được càng nhiều thức ăn càng tốt.
Cho uống Orezol
Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại. Tỷ lệ pha một gói orezol với một lít nước, nếu là nước muối đường pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước.
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp
Nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt.
Theo dõi nhịp tim
Thường xuyên theo dõi nhịp đập của tim bệnh nhân, để có thể hô hấp kịp thời khi cần thiết.
Đưa đến cơ sở y tế
Sau khi cho bệnh nhân nôn ra và cho uống nước, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Thùy Dung(t/h)