+Aa-
    Zalo

    Lần theo manh mối của những “bố già” học hộ - thi thuê

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Có 3 người, theo chúng tôi có thể được gọi là “ông trùm” hay “bà trùm cò mồi” học hộ, thi thuê tại các trường đại học ở Hà Nội.

    (ĐSPL) - Sau lần “thành công” đầu tiên, danh tiếng của tôi nhanh chóng được các nhóm học hộ - thi thuê truyền tai nhau. Tuy nhiên, để có lượng “khách hàng” thường xuyên tại các trường đại học, bắt buộc tôi phải thông qua dịch vụ “cò mồi”. Bởi qua tìm hiểu, tôi được biết, trong nghề này, nếu “ăn mảnh” thì rất dễ bị đám “cò mồi” cho vào “tròng”, có được “khách hàng” qua “cò mồi” phải chi \% nhưng an toàn và nhiều việc hơn.

    Những “tổ chức bí mật”...

    Khi thấy nhiều người quảng cáo về tôi trên các hội học hộ - thi thuê, một số người dùng tên ảo, chủ động liên hệ với tôi. Họ lân la hỏi thông tin cá nhân, trường tôi đang theo học, họ đặc biệt quan tâm tới trình độ tiếng Anh, mức “thù lao” tôi đưa ra, thời gian rảnh rỗi... Sau khi trao đổi chi tiết, biết được thông tin khá sâu về tôi, họ hứa sẽ giúp tôi liên hệ với “khách hàng”, để tôi không phải mất công tự tìm kiếm, lại có việc thường xuyên hơn.

    (bgiay)Khởi đăng loạt bài: Điều tra độc quyền về những đường dây

    Một cuộc trao đổi giữa “cò mồi” và người được thuê thi hộ.

    Những kẻ “môi giới” này được phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm môi giới công khai. Cả người thi thuê và người thuê đều hiểu rằng, họ phải chi “hoa hồng” cho môi giới. Người thi và người thuê không liên hệ trực tiếp với nhau, việc làm thẻ cũng do người trung gian phụ trách.

    Trong trường hợp này, người được thuê thường quen biết ít, nên không thể tự tìm “khách hàng” cho mình, nên họ tìm tới một người quen biết rộng trong giới thi thuê (thường là những người làm thẻ kiêm luôn “cò mồi”), “có uy tín, trách nhiệm” để đảm bảo. Người thuê sẽ đưa tiền cho môi giới, sau đó “môi giới” sẽ đưa thù lao cho người thi. Số tiền phần trăm chảy vào túi “môi giới” bao nhiêu thì cả người đi thuê, người được thuê đều không biết. Điều họ quan tâm là thực hiện dịch vụ hiệu quả.

    Nhóm hai là “môi giới” bí mật. Đa phần các thành viên hoạt động trong nhóm này là các sinh viên nghèo, đang học tập tại các trường đại học ở Hà Nội và các vùng lân cận. Ban đầu, vì mưu sinh, họ chấp nhận vào nghề. Khi hoạt động có kinh nghiệm, họ tạo “kênh” liên hệ riêng. Họ có quen biết rộng, kết nối với đa dạng các bạn sinh viên giỏi ở nhiều môn học khác nhau. Tuy nhiên, vì sợ lộ sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp và đặc biệt là cụm từ “cò mồi” mang nhiều định kiến, nên những người “môi giới bí mật” trong nhóm này thường dùng nick ảo để trao đổi với người có nhu cầu của loại hình dịch vụ này.

    Sau khi thỏa thuận xong, người “môi giới” sẽ đưa cho người thuê số điện thoại "lính" của mình. Tất nhiên "lính" đã nắm được các thông tin thỏa thuận giữa người thi và trung gian. Sau đó, "lính" và người thuê sẽ liên hệ trực tiếp với nhau. Trong trường hợp này "lính" và “môi giới” đã thống nhất với nhau từ trước về tỉ lệ ăn chia. Sau khi, "lính" nhận được tiền sẽ chuyển lại cho “môi giới” phần như đã thỏa thuận. Đây là sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện, tự giác và đôi bên cùng có lợi.

    Tuy nhiên, trong cộng đồng học hộ - thi thuê, có rất ít “môi giới” thuộc nhóm 1, đó là những người đã hoạt động lâu năm. Họ có quen biết rộng và tầm hiểu biết, đặc biệt phải là người khéo léo và đáng tin cậy. Một trong số đó là admin Thuê Học Thuê của nhóm Học Thuê đã thành lập và hoạt động được 3 năm. Số người “môi giới” thuộc nhóm hai đông đảo hơn.

    Qua thời gian tìm hiểu, chúng tôi được biết, mỗi hình thức “môi giới” có lợi thế riêng nhằm thu hút lượng “khách hàng” tiềm năng của mình. Hoạt động “môi giới” công khai khiến cho người thuê yên tâm về điểm số, người thi thuê nhận được số “thù lao” mình hài lòng. Đặc biệt, người đi thi thuê có cảm giác tự tin và được tôn trọng.

    Đằng sau những hợp đồng mua bán tri thức

    Suốt 3 năm hoạt động trong “nghề” học hộ - thi thuê, tiếp xúc hàng trăm đầu mối “môi giới” (cả công khai và bí mật), có 3 người, theo chúng tôi có thể được gọi là “ông trùm” hay “bà trùm cò mồi” học hộ, thi thuê tại các trường đại học ở Hà Nội. Các “trùm” này có trong tay lượng “khách hàng” (là các sinh viên tại các trường đại học) đông đảo bậc nhất và “sở hữu” hàng nghìn sinh viên sẵn sàng đáp ứng nhu cầu học hộ, thi thuê khi “khách” có nhu cầu.

    Người đầu tiên tôi kể đến là “bà trùm” Nguyễn Thị L., hoạt động khá lộ liễu với tên facebook: Béo Tròn Xinh Xinh, số điện thoại: 0949308xxx. “Bà trùm” này đã tốt nghiệp trường ĐH KDCN và làm “công việc” bận rộn: “Môi giới” học hộ - thi thuê.

    Giới thi thuê cũng như “khách hàng” trong trường ĐH KDCN khá an tâm khi làm việc với L., bởi L. được biết đến như là cháu của thầy Tr. (một người đang công tác trong trường) và có mối quen biết với nhiều thầy cô trong trường này, nên tất cả đều trót lọt. L. có lượng “khách hàng” đông đảo vào hạng bậc nhất hiện nay, nên không bao giờ hết việc? “Bà trùm” này không bao giờ đăng quảng cáo công khai trên facebook, nhưng lượng “khách hàng” nhờ thi thuê vẫn nườm nượp kéo đến nhờ vả.

    Nhiều lần được L. nhờ thi hộ, tôi hiểu rõ các “chiêu” của “bà trùm” này. Thường “khách” có nhu cầu thi thuê sẽ ngã giá và đưa tiền cho L.. Sau đó, L. trích một phần tiền để “đút lót” giám thị, một phần trả cho người vào phòng làm bài (khoảng 500 nghìn đồng), một phần bỏ túi. Sau khi hoàn thành bài thi, người thi sẽ chụp ảnh điểm trên màn hình, mang ảnh đó ra để L. chụp lại (để chứng minh với “khách hàng”) và nhận tiền. Trong cả quá trình đó, người thuê và người được thuê không cần thiết trực tiếp gặp nhau.

    (bgiay)Khởi đăng loạt bài: Điều tra độc quyền về những đường dây

    Giáp mặt cò mồi Nguyễn Thị L., đang điều khiển từ ngoài phòng thi.

    Uớc tính mỗi đợt thi cuối kỳ, hoặc thi hết môn, trong vài ngày, L. nhận không dưới 50 “khách”. Định lượng được chắc chắn số “khách hàng” này, L. phải tập hợp một số lượng người thi thuê, học hộ ổn định và đảm bảo chất lượng. Thường thì vào mỗi đợt thi, L. tập hợp cả đội ngũ hùng hậu này tại phòng học tổ, học nhóm tầng 6 nhà C (ĐH KDCN HN). Cũng tại đây, L. ngồi theo dõi tình hình các phòng thi và phân công người đi thi tại phòng sao cho đúng ngành nghề. Những ngày cao điểm, một người thi thuê có thể nhận 3 đến 4 ca là chuyện bình thường.

    “Ông trùm” thứ hai mà tôi muốn nói đến là chủ facebook: Thuê Học Thuê, mang tên Trịnh Ngọc T. (số điện thoại 0967807xxx, hiện đang sinh sống tại ngõ 63 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội). T. đã tốt nghiệp một trường đại học, đang có công việc ổn định. Nhưng, lợi nhuận từ dịch vụ học hộ - thi thuê quá lớn, T. lập hẳn một group Học Thuê để tiến hành “môi giới”.

    Qua lần được T. thuê học cho “khách hàng” tại trường đại học SPHN, tôi dần lần tìm được “ông trùm” này. T. hoạt động trong lĩnh vực này được khoảng 3 năm, có khá nhiều mối quan hệ với giới sinh viên tại các trường đại học. Lĩnh vực chính mà T. làm là chuyên “môi giới” học hộ lâu dài, trọn gói. Và, hầu như không bao giờ “môi giới” học hộ hay thi thuê lẻ tẻ. T. lại có rất nhiều “đơn hàng”, đều đặn và ổn định. Mỗi khi có một “đơn hàng” mới, T. đăng tin lên group, ngay sau đó có rất nhiều người vào bình luận, nhận học thuê cho lớp đó và để lại thông tin cá nhân.

    Nhận được thông tin, T. dùng facebook của mình trao đổi riêng với từng người, hỏi kỹ lưỡng: Địa chỉ có gần hay không, đã có kinh nghiệm đi học thuê hay chưa, có nhiệt tình hay không,... Sau đó, T. mới chọn người và giao lớp. “ông trùm” này rất hạn chế gặp gỡ người khác, kể cả “khách hàng” và “lính” của mình, nên tên thật cũng ít người biết, địa chỉ cũng không ai hay. Sau khi hoàn thành môn học, “ông trùm” T. hẹn người học hộ gặp nhau ở một địa điểm nào đó để trả tiền hoặc nếu không gặp trực tiếp thì sẽ chuyển khoản. T. không cho người thuê và người đi học hộ liên hệ trực tiếp với nhau.

    T. được người trong giới xác nhận “làm ăn” có chữ tín và cẩn thận, thế nhưng thời gian gần đây, lượng “khách hàng” của T. giảm trông thấy, vì sau khi nhận một số lớp lẻ, nhưng không sắp xếp kịp người học, người thuê tố cáo T. trên group. Rồi một số người khác cũng bình luận, tố cáo T. “làm việc” thiếu đàng hoàng và nhiều lần mập mờ về tiền nong (không sắp xếp kịp người học mà vẫn thu tiền, “nợ lương” lâu không trả...).

    Một “ông trùm” nữa tên T.A., người này không dùng facebook, thường xuyên liên hệ với chúng tôi qua số thuê bao: 0979139xxx. Theo thông tin chúng tôi nắm được, “ông trùm” này hiện đang học tại đại học XD. T.A. là một người khá trầm lặng trong group. T.A. không bao giờ tự đăng tin nhận thực hiện dịch vụ học hộ, thi thuê mà chỉ inbox (nói chuyện riêng) khi thấy ai đăng tin là có nhu cầu thuê người học, thi.

    Ngoài những “ông trùm”, “bà trùm” tôi được biết qua những lần “làm việc”, giới học hộ, thi thuê còn truyền tai nhau về hàng chục các “trùm” khác chưa xuất đầu lộ diện, nhưng âm thầm chỉ đạo đội quân hùng hậu của mình thay hình, đổi dạng trà trộn vào các trường đại học, cao đẳng thi thuê, học hộ kiếm tiền.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lan-theo-manh-moi-cua-nhung-bo-gia-hoc-ho---thi-thue-a72783.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bùng nổ phong trào học hộ, thi hộ và... ốm hộ

    Bùng nổ phong trào học hộ, thi hộ và... ốm hộ

    Không phải là hiện tượng quá mới, nhưng “học hộ, thi hộ” đã trở nên công khai và phổ biến trong giới sinh viên, kéo theo các dịch vụ “ăn theo” như làm giả thẻ sinh viên, giấy khám bệnh... để phục vụ sinh viên trốn học.

    Dịch vụ học hộ - thi hộ nở rộ

    Dịch vụ học hộ - thi hộ nở rộ

    (ĐS&PL) - Có thể thấy hiện nay, dịch vụ học hộ - thi hộ đang nở rộ. Đã có không ít tình huống dở khóc dở cười khi sử dụng dịch vụ này…