+Aa-
    Zalo

    Kỳ thi sát hạch ông đồ: Thâm niên chục năm vẫn dùng "phao"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhiều ông đồ không nhớ chữ đã giở từ điền, điện thoại, quay cóp và bị đánh dấu bài.

    (ĐSPL) - Trong cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), nhiều ông đồ không nhớ chữ đã giở từ điền, điện thoại, quay cóp và bị đánh dấu bài.
    Ngày 5/2, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức kỳ thi sát hạch chữ viết lần 2 nhằm tuyển chọn những ông đồ viết chứ đúng, đẹp vào hành nghề tại khu vực Hồ Văn (Văn Miếu, Hà Nội) dịp Tết Nguyên đán 2015.

    Cuộc thi sát hạch lần 2 hội tụ gần 100 ông đô dự thi. Ảnh: Tiền phong. 

    Đợt thi sát hạch lần 2 quy tụ gần 100 ông đồ trong khu vực Hà Nội dự thi. Cuộc thi gồm 2 lĩnh vực thư pháp Hán - Nôm và thư pháp chữ Quốc ngữ. Với hơn 50 đề thi xoay quanh các chủ đề mùa xuân, đạo đức giáo dục, danh ngôn...

    Hội đồng thi yêu cầu các ông đồ trình bày chữ trên giấy xuyến chỉ trong vòng 15 phút với 4-5 chữ Hán - Nôm hoặc Quốc ngữ mà không được quay cóp, sử dụng từ điển, điện thoại tra từ. Ông đồ nào vi phạm sẽ bị đánh dấu và hủy bài thi.

    Cuộc sát hạch đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận bởi rất nhiều người yêu chữ, có thói quen xin chữ ngày đầu năm nhưng chưa đủ kiến thức để thẩm định chữ đúng, sai, xấu, đẹp.

    Đề thi có những câu dễ và khó được ban tổ chức cho cho bốc thăm ngẫu nhiên. Ảnh: Tiền phong. 

    Tuy nhiên, việc không được sử dụng tài liệu tham khảo cũng gây bức xúc không nhỏ với các ông đồ. Chia sẻ với PV Zing, ông đồ Nguyễn Hữu Đệ cho rằng: "Chữ Hán - Nôm có hàng chục nghìn từ, chia làm nhiều bộ khác nhau nên khó ai có thể nhớ hết được, với những từ đặc biệt ít dùng thì lại càng khó. Ban tổ chức nên phát cho các ông đồ một bộ đề cương trước để ôn tham khảo và đề thi chỉ nằm trong khuôn khổ đó thôi".

    Trong phòng thi ban tổ chức đứng kèm 2 người 1 bàn và thí sinh nào phạm quy chế thi là cho dừng thi ngay lập tức. Ảnh: Dân trí. 

    Trả lời về vấn đề này, ông Trần Quốc Chí - Phó chủ tịch câu lạc bộ thư pháp UNESCO Việt Nam, thành viên ban giám khảo cho rằng, mục đích tổ chức cuộc thị nhằm xây dựng Văn Miếu trở thành điểm đến tin tưởng nhất của những người yêu thích thư pháp, người dân xin chữ đầu năm.

    Bất chấp chế thi, ông đồ vẫn nghiễm nhiên tra kim từ điển ngay trong phòng thi. Ảnh: Zing. 

    Ông Chí cho biết trên báo Dân Việt: "Để người dân không phải băn khoăn khi xin chữ có đúng hay không và được giải thích chính xác về ngữ nghĩa, các ông đồ cần trải qua cuộc khảo thí này. Ngoài việc viết chữ phục vụ người dân, triển lãm, cuộc khảo thí còn nhằm nâng cao trình độ hội viên, trấn hưng thư pháp Việt”.

    Thậm chí có ông đồ không nhớ hết các nét tên của chính mình, viết sẵn lên tay để làm "phao". Ảnh: Zing. 

    Bất chấp quy chế kỳ thi, nhiều ông đồ thi viết Hán Nôm vẫn giở từ điển, điện thoại tra từ, hỏi người bên cạnh. Vì vậy, nhiều ông đồ đã bị đánh dấu bài. Đáng buồn, trong số những người vi phạm, nhiều ông đồ đã có thâm niên cả chục năm vẫn phải quay cóp, sử dụng "phao".

    Bài thi bị đánh dấu và loại ngay thí sinh ra khỏi phòng thi và cuộc thi kết thúc. Ảnh: Tiền phong. 

    Cuộc thi kết thúc, bài dự thi chữ quốc ngữ đạt 14/16, Hán Nôm là 36/71 tác phẩm đạt yêu cầu, còn thừa một số thí sinh vớt, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ..

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-thi-sat-hach-ong-do-tham-nien-chuc-nam-van-dung-phao-a82751.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan