+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Làng Lộc Đại ở xã Quế Hiệp (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng bởi hàng trăm hộ dân trong làng từ nhỏ đến lớn đều có giọng nói rất “miền Nam”.

    (ĐSPL) - Làng Lộc Đại ở xã Quế Hiệp (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng bởi hàng trăm hộ dân trong làng từ nhỏ đến lớn đều có giọng nói rất “miền Nam”. Và "bí mật" này đến nay vẫn chưa lý giải được.

    Chia sẻ trên báo Lao động về điều đặc biệt này, 1 người dân làng Lộc Đại cho biết: "Phát âm chuẩn một phần, người dân làng tôi đặc biệt không dùng các từ mang đậm chất địa phương như: răng, chi, ri, rứa, mô, tê... Mà ngược lại là: giờ, đâu, thế này, gì, sao... Có nhà báo về làng tìm hiểu về chất giọng lạ lùng ấy, nhưng chẳng biết viết kiểu gì. Bởi đến giờ, vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thật cụ thể, khoa học về sự hình thành của nó.

    Có chăng là qua lời kể của bậc cao niên bằng cảm nhận đời thường từ thực tế cuộc sống. Có người bảo do nguồn nước, có người nói do địa hình. Còn tôi chẳng biết do đâu, chỉ biết đó một nét văn hóa đặc trưng trời đất ban phú, mà mỗi khi nhắc đến, dâng lên tự hào".

    Nhờ có giọng thật độc đáo mà Lộc Đại còn có tên gọi làng Sài Gòn 2 ở Quảng Nam. (Ảnh: Quỳnh Trân/báo Thanh niên).

    “Hồi trước, làng Lộc Đại hoang vu, rừng thiêng nước độc lắm nên còn có tên gọi là Khe nứa xứ (tức vùng có khe nước chảy qua, trên bờ cây nứa, cỏ dại mọc um tùm).

    Từ thời vua Lê Thánh Tông đã có một số cư dân Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh từ phía bắc vào đây khai hoang lập ấp. “Đặc sản” nơi đây là giọng nói độc đáo, có một không hai của làng, khi gần hết mọi người trong làng đều phát âm giọng như người miền Nam, giống đến mức các làng bên phải gọi là làng Sài Gòn 2 cho dễ nhận biết”, ông Nguyễn Xuân Hồng (72 tuổi), một trong những người cao niên còn sống tại đây nói trên báo Thanh niên.

    Ông Nguyễn Hữu Vàng (60 tuổi, ở làng Lộc Đại) cho biết thêm: “Tộc Nguyễn Hữu của tôi theo sử sách lưu truyền có đến 3 ông từ Nghệ An vào đây “an cư”. Điều thật lạ là chỉ có người trong làng tôi nói được giọng gần giống với người Sài Gòn, còn các vùng bên dù chỉ cách nhau một cánh đồng vẫn nói đặc sệt tiếng Quảng. Nhiều cháu bây giờ đi học lưu lạc khắp nơi nhưng ở đâu, làm gì về làng vẫn phải nói cho bằng được giọng Sài Gòn. Chúng tôi luôn răn dạy con cháu phải cố mà giữ lấy phần tài sản văn hóa vô giá này, không để cho chúng mai một được”.

    Nhiều người cho rằng cần phải nghiên cứu cụ thể, có một khảo sát thực sự quy mô dưới góc nhìn của những nhà làm ngôn ngữ về điều đặc biệt ở ngôi làng này.

    Cũng trên báo Thanh niên, ông Hà Phước Trinh, Bí thư huyện Quế Sơn (Quảng Nam), cho biết: “Trước đây, UBND H.Quế Sơn có tiếp đoàn chuyên gia về ngôn ngữ ở trung ương về khảo sát, tìm hiểu trong nhân dân hàng tháng trời nhưng sau đó không thấy quay trở lại.

    Đứng về phía lãnh đạo địa phương, chúng tôi rất mong câu chuyện về làng Sài Gòn 2 sớm được giải mã để làm sáng tỏ được nguồn gốc ngôn ngữ tại đây và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn đến làm việc, nghiên cứu”.

    LINH SAN(Tổng hợp)

    Xem thêm video: Bãi biển thành bãi rác sau kỳ nghỉ

    [mecloud]x4j4qG3OKq[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-la-lang-xu-quang-noi-giong-sai-gon-a93483.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan