+Aa-
    Zalo

    Không được lùi ô tô trong trường hợp nào?

    (ĐS&PL) - Khi tham gia giao thông, trong một số trường hợp như trên phần đường dành cho người đi bộ, khu vực cấm dừng, đường bộ giao nhau... tài xế ô tô không được lùi xe.

    Không được lùi ô tô trong trường hợp nào?

    Không được lùi ô tô trong trường hợp nào? Ảnh minh hoạ

    Không được lùi ô tô trong trường hợp nào? Ảnh minh hoạ

    Căn cứ tại Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

    - Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

    - Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ tại điểm o khoản 3 và Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

    Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với người điều khiển xe lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.

    Ngoài ra, tại điểm i khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 02-03 triệu đồng khi lùi xe trong hầm đường bộ.

    Căn cứ điểm b khoản 11 Điều 5, ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một tháng đến 3 tháng.

    Tại điểm a khoản 7 Điều 5 quy định phạt tiền từ 10-12 triệu đồng khi lùi xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

    Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 11 điều 5, ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

    Tại điểm a khoản 8 Điều 5 phạt tiền từ 16-18 triệu đồng khi  lùi xe trên đường cao tốc trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định)

    Căn cứ điểm đ khoản 11 điều 5 ngoài việc bị phạt tiền; thì người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-uoc-lui-o-to-trong-truong-hop-nao-a430578.html
    Phải bật đèn xi nhan khi nào?

    Phải bật đèn xi nhan khi nào?

    Bật đèn xi nhan là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phải bật đèn xi nhan khi nào?

    Phải bật đèn xi nhan khi nào?

    Bật đèn xi nhan là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.

    Bật đèn xe ban ngày có bị phạt?

    Bật đèn xe ban ngày có bị phạt?

    Bật đèn xe ban ngày có bị phạt hay không luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. ĐS&PL sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này.