+Aa-
    Zalo

    Không công bố dịch sởi: "Cái lưỡi không xương..."

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phải lên tiếng khẳng định với công luận: “Không công bố dịch không có nghĩa là không có dịch. Chúng ta đã và đang có dịch".

    (ĐSPL) - Trước tình hình bệnh sởi ngày càng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, có lẽ cực chẳng đã, tại cuộc họp báo chiều ngày 18/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phải lên tiếng khẳng định với công luận: “Không công bố dịch không có nghĩa là không có dịch. Chúng ta đã và đang có dịch sởi.

    Vậy là đã rõ, Bộ Y tế gián tiếp công nhận bệnh sởi đã trở thành dịch. Nhưng sự công nhận ấy dường như vẫn chưa thỏa mãn được điều mà người dân trông đợi: Phải có công bố chính thức về dịch sởi.

    Hình như vẫn còn nhiều ẩn khuất trong sự lấn cấn của Bộ Y tế. Người tinh ý dễ dàng nhận thấy, trước thời điểm ngày 18/4, Bộ Y tế đã nhiều lần cung cấp thêm trang thiết bị, thuốc men, máy thở… cho các bệnh viện để cứu chữa các bệnh nhi mắc sởi ngày càng gia tăng. Nhất là sau khi có công điện của Thủ tướng ngày 16/4, số máy thở và thuốc men lại được cấp cho các bệnh viện tại Hà Nội nhiều hơn nữa. Vậy nếu không có dịch sởi, thì Bộ Y tế có cần phải hành động khẩn cấp như thế hay không?

    Bệnh sởi bùng phát: Cái lưỡi không xương hay miệng quan…???
    Các bệnh nhi đang phải chống chọi với bệnh sởi.

    Người ta không hiểu vì sao đã có hơn 8.000 trường hợp mắc sởi và 116 trẻ em đã tử vong do sởi mà Bộ Y tế vẫn kiên quyết không công bố dịch. Thì đây, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích: "Hiện nay nhiều nước không gọi công bố dịch nữa mà dùng từ thông báo dịch. Nếu dịch bệnh diễn ra, quốc gia không thể kiểm soát được sẽ là thông báo tình trạng khẩn cấp, áp dụng các biện pháp hành chính chặt chẽ như đóng cửa trường học, hạn chế họp chợ, giao thông, cưỡng chế và cách ly".

    Bệnh sởi bùng phát: Cái lưỡi không xương hay miệng quan…???
    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong buổi họp báo chiều ngày 18/4.

    "Thông báo" hay "công bố", điều đó có lẽ không quan trọng bằng việc dịch sởi thực sự đang diễn ra. Và câu chuyện đang bàn không phải là một chủ đề của ngôn ngữ học.

    Hơn nữa, trong công điện gửi các Bộ ngành và tỉnh thành chỉ đạo về việc đối phó với bệnh sởi chiều muộn ngày 16/4, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã minh định rằng: "Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung phòng chống dịch sởi, chủ động ngăn chặn lây lan dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh và chết do bệnh sởi". Thế nhưng từ đó đến nay, “dịch sởi” vẫn là từ mà Bộ Y tế luôn luôn né tránh (?).

    Trong Nghị định 63/2012/NĐ-CP, ngày 31/8/2012 quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Y tế, điều 5.d đã ghi rất rõ ràng: Bộ Y tế “tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh không rõ nguyên nhân, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch và tổ chức thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm. Như thế, phải chăng Bộ Y tế đã không thực hiện được chức năng, nhiệm vụ mà người dân và Chính phủ đã giao phó? 

    Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Takeshi Kasai, cho biết, chỉ cần 3 ca nhiễm bệnh sởi, theo WHO, là đã có thể công bố dịch sởi. Việt Nam đã cam kết với WHO về việc giảm 95\% bệnh sởi vào năm 2015, và thanh toán 100\% bệnh sởi vào năm 2017. Một số tổ chức phi chính phủ cũng đã đổ kinh phí cho Việt Nam thực hiện mục tiêu này. Người ta đặt câu hỏi, có phải vì những điều này mà Bộ Y tế vẫn kiên quyết chưa công bố, hoặc chỉ "thông báo về dịch sởi", như lời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long hay không? Hay phải chăng tiêu chuẩn công bố dịch của Việt Nam khác biệt so với tiêu chuẩn của WHO.

    Ngược trở lại thời điểm 4/9/2012, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1208/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015. Trong quyết định này, điều 1.7 ghi rõ: Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân. Có phải chăng vì đã trót cam kết với Chính phủ, nên đến giờ này, công bố dịch vẫn là điều quá đỗi khó khăn?

    Bệnh sởi bùng phát: Cái lưỡi không xương hay miệng quan…???
    Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia y tế của Thủ tướng Chính phủ.

    Công luận cho đến giờ này vẫn chưa thôi đặt câu hỏi: Bộ Y tế đang cân nhắc gì trên sinh mệnh trẻ em? Đã có dịch sởi sao lại chưa công bố dịch? Hay đây là một cách tránh những hệ lụy sẽ đến khi cam kết thanh toán dịch sởi vào năm 2012 của Bộ Y tế với Chính phủ, với nhân dân không hoàn thành? Nếu công bố dịch sởi, phải chăng điều đó sẽ ảnh hưởng đến "sinh mệnh chính trị" của những người có trách nhiệm?

    Mọi băn khoăn vẫn chưa có lời giải đáp. Nhưng người dân chắc cũng hiểu một phần rằng: vì sao cổ nhân lại bảo "cái lưỡi không xương...".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-cong-bo-dich-soi-cai-luoi-khong-xuong-a29891.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bệnh sởi bùng phát: Trăm dâu lại đổ đầu tằm!

    Bệnh sởi bùng phát: Trăm dâu lại đổ đầu tằm!

    (ĐSPL) - Công bố dịch, mọi nguồn lực sẽ được tập trung vào việc cứu chữa trẻ em mắc sởi; sẽ càng ít đi những cái chết thương tâm của trẻ; sẽ càng ít những giọt nước mắt đớn đau, khốn cùng...