+Aa-
    Zalo

    Khan hiếm tài nguyên thủy sản ven bờ.

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thực tế, do trang thiết bị cùng nhiều yếu tố khác, ngư dân nước ta vẫn chủ yếu chỉ đánh bắt hải sản ở khu vực ven bờ khiến cho nguồn lợi tự nhiên quý giá này đang có nguy

    Mặc dù có đường bờ biển dài hơn 3000 cây số nhưng theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khai thác thủy hải sản, trữ lượng hải sải ven bờ ở khu vực thềm lục địa của nước ta đang ngày một cạn kiệt bởi nhu cầu khai thác vượt quá sự tái sinh dẫn đến mất cân bằng sinh thái, làm tuyệt chủng hoặc biến mất khỏi vùng biển nước ta. Thực tế, do trang thiết bị cùng nhiều yếu tố khác, ngư dân nước ta vẫn chủ yếu chỉ đánh bắt hải sản ở khu vực ven bờ khiến cho nguồn lợi tự nhiên quý giá này đang có nguy cơ ngày một cạn kiệt.

    Tận diệt vùng ven bờ

    Theo ghi nhận thực tế, với trữ lượng thủy hải sản khoảng 6 triệu tấn cùng trữ lượng khai thác bền vững ở mức 3 triệu tấn/năm, Việt Nam được cho là nước có trữ lượng hải sản cực kỳ phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do sự lớn mạnh của nghề đi biển cùng những phương tiện đánh bắt thay đổi, sản lượng hải sản nước ta thường vào khoảng hơn 3 triệu tấn, vượt so với những tính toán cần thiết. Vậy nhưng, điều quan trọng nhất không phải là số lượng hải sản khai thác vượt quá giới hạn cho phép phát triển bền vững của trữ lượng thủy sản mà chính là ở phân vùng khai thác. Đó chính là việc ngư dân thường chỉ tập trung khai thác vào nguồn thủy hải sản ven bờ. Có thể nói, việc chỉ tập trung vào đánh bắt vùng hải sản ven bờ, với khoảng cách chừng 50 hải lý tính từ đường bờ biển quay trở về chính là nguyên nhân khiến trữ lượng hải sản ven bờ ngày càng cạn kiệt và khó phục hồi. Không những vậy, khi nguồn thủy hải sản ven bờ bị cạn kiệt, dù bất cứ nguyên nhân gì cũng khiến cho tài nguyên biển bị suy giảm. Hệ sinh thái môi trường biển cũng vì thế mà ảnh hưởng, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và các vấn đề an sinh xã hội khác.

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngư dân thường chỉ đánh bắt ven bờ thay vì vươn ra vùng biển xa hơn, nơi có những trữ lượng lớn cùng ngư trường dồi dào phong phú hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là chi phí dịch vụ cao và sự rủi ro tiềm ẩn lớn cũng như thói quen đánh bắt cố hữu của ngư dân. Theo đó, nhiều ngư dân ở vùng biển Lộc An (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) từng chia sẻ rằng, hiện nay, hầu hết những vùng biển ven bờ biển kéo dài từ Gò Công cho tới Khánh Hòa, trải dài hàng trăm hải lý đều rất hiếm cá tôm, đặc biệt là những đàn cá có trữ lượng lớn. Nếu như trước kia, vào những mùa cá cơm, cá trích, cá nục… thì ở vùng ven biển Nam Trung Bộ, những đàn cá có trữ lượng từ vài đến hàng chục tấn luôn xuất hiện rất nhiều, với mật độ dày dặc. Nguyên nhân của tình trạng khan hiếm này chính là do việc đánh bắt quá mức, dẫn đến cạn kiệt của ngư dân. Đầu tiên chính là số lượng tàu cá ngày một tăng. Trước, trung bình mỗi tỉnh ven biển chỉ khoảng 2 đến 3 ngàn tàu cá các loại thì hiện nay, nhiều tỉnh đã có đội tàu lên đến gần chục ngàn chiếc. Vậy nhưng, hầu hết những chiếc tàu đó lại không phải là tàu lớn, chỉ công suất nhỏ vài chục cho tới chừng hơn trăm mã lực, khó có thể vươn xa đánh bắt hải sản được. Thêm nữa, hầu hết các phương tiện khai thác thủy sản mà ngư dân đang sử dụng lại là những phương tiện có tính hủy diệt. Đó là những dạng lưới có kích cỡ mắt nhỏ, lại dùng phương pháp cào bằng ghe đôi kết hợp khiến nhiều loài thủy sản bị hủy diệt. Ví dụ đơn giản, trong nghề giã cào thì ngoài tôm, cá, mực, ghẹ… nhiều loài sứa biển, sinh vật biển, san hô… không có giá trị sử dụng cũng bị đánh bắt bởi loại khai thác này, nó bắt được tất cả những loại thủy sản trong vùng đi qua. Chính vì vậy, hệ sinh thái biển đã vô tình bị hủy diệt theo.

    Không chỉ làm suy giảm, cạn kiệt mà theo nhiều ngư dân gắn bó lâu năm với nghề biển ở vùng Phan Rí Cửa (Bình Thuận) thì những năm gần đây, nhiều loài thủy sản đặc trưng của vùng ven bờ biển nơi này đã biết mất. Cụ thể, đó là những loài tôm hùm giống bởi thông thường, khoảng tháng 8, tháng 9 hàng năm luôn có rất nhiều tôm hùm giống xuất hiện ở ven bờ biển Bình Thuận và cả Ninh Thuận vì đây là mùa sinh sản của chúng. Thế nhưng, do sự khai thác quá mức nên dần dần, tôm hùm đã không còn xuất hiện vào mùa sinh sản ở khu vực ven biển nơi đây nữa, chúng đã buộc phải di chuyển đi nơi khác. Hậu quả là một trữ lượng lớn tôm hùm đáng lẽ có thể sinh sôi, phát triển, trưởng thành ở đây cũng không còn. Bên cạnh tôm hùm, cả mực ống và cá cơm than cũng đang dần khan hiếm vì môi trường sống không còn phù hợp với chúng.

    Ngoài việc khai thác theo kiểu tận diệt, nhiều ngư dân còn dùng cả những phương tiện cấm để khai thác. Cụ thể ở đây là những loại hóa chất độc hại, có tác động cực xấu tới môi trường biển. Cụ thể, khi dùng hóa chất và những chất nổ hay máy phát điện cao thế để đánh bắt, ngư dân đã vô tình hủy diệt toàn bộ sinh vật và hệ sinh thái trong vùng biển đó khiến chúng trở nên nghèo nàn và khó có khả năng phục hồi lại. Nhiều chuyên gia môi trường biển và hải dương học cho biết, sở dĩ vùng ven biển nước ta đang ngày càng suy giảm về số lượng các loài thủy hải sản là do môi trường sống của chúng bị thay đổi. Khi đó, thay vì sinh sống, sinh sản và phát triển ở ven biển Việt Nam, khi nơi đây sự sống bị đe dọa nghiêm trọng, chúng sẽ di cư đi những vùng biển khác. Mà như đã nói, hầu hết những phương thức đánh bắt, sự tàn phá của môi trường khiến cho vùng biển nước ta đang ngày càng khó thích nghi hơn.

    Những giải pháp kịp thời

    Có thể nói, thực tế về tình trạng cạn kiệt tài nguyên thủy hải sản ven biển nước ta đã được nhiều người báo động nhưng đến nay, những giải pháp khắc phục vẫn chưa đạt được những tín hiệu khả quan. Vì vậy, trong khoảng thời gian sắp tới, việc làm cần thiết nhất chính là đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của ngư dân, những người có tác động trực tiếp và thường xuyên tới hệ sinh thái biển. Theo đó, việc kiểm tra, ngăn chặn những hành vi khai thác thủy sản theo kiểu tận diệt cần phải đươc chấn chỉnh và loại bỏ. Tiếp đến, chính quyền địa phương cơ sở cần đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa các phương tiện khai thác thủy sản, hướng tới những ngư trường xa hơn và các phương thức đánh bắt bền vững, không tận diệt. Bên cạnh đó, công tác quản lý và đăng kiểm tàu cá của ngư dân cũng cần phải được nâng cao. Việc này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của ngư dân trên biển mà còn hạn chế những sai phạm nếu có. Theo đó, tại những khu vực cảng cá, cửa sông nơi ghe thuyền thường xuyên ra vào cần phải kiểm tra những phương tiện đánh bắt cũng như khả năng đánh bắt của từng phương tiện.

    Có thể nói, những hướng giải quyết này là khá khó khăn và hầu hết đều cần phải có nguồn vốn lớn bởi trong định hướng tầm nhìn nghề biển, nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng, định hướng lại, phát triển bền vững của việc khai thác là nhu cầu tất yếu nếu không muốn trữ lượng thủy sản sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Theo đó, vùng nước ven bờ biển gần như được coi là “nhà” của nhiều loài thủy hải sản. Tại đây, do đặc điểm là vùng nước thấp, sóng êm, địa hình hiểm trở nên rất nhiều loài thủy sản chọn làm nơi sinh sản, phát triển đàn mới. Vì vậy, muốn trữ lượng thủy sản của vùng biển nước ta phong phú, không còn cách nào khác là phải bảo vệ vùng nước ven biển, giúp cho những đàn thủy sản đó được phát triển bền vững. Đây là nhiệm vụ bắt buộc và lâu dài để phát triển kinh tế biển và giúp ích cho đời sống của chính người ngư dân.

    Bên cạnh đó, việc thành lập những khu quy hoạch về Khu bảo tồn tài nguyên biển cũng hết sức quan trọng và cần thiết bởi những nơi đó chính là những vùng biển thu hút được một trữ lượng lớn loài thủy sản. Chúng không chỉ giúp cho nguồn tài nguyên biển thêm phong phú mà còn giúp cho hệ sinh thái môi trường biển thêm bền vững, giàu mạnh.

    CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H

    LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

    ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

     HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

    EMAIL: [email protected]

    Đoàn Đại Trí 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khan-hiem-tai-nguyen-thuy-san-ven-bo-a49823.html
    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn vướng một số bất cập, hạn chế. Đó là, tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Tây Nguyên: Khai thác tràn lan tài nguyên khoáng sản

    Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn vướng một số bất cập, hạn chế. Đó là, tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật như vàng sa khoáng, đá quý, đá chẻ, cát xây dựng…, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng đến an ninh trật tự nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn triệt để.

    Môi trường đang kêu cứu!

    Môi trường đang kêu cứu!

    Theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất sức khỏe