Vào năm 2003, tại núi Turki, thuộc thành phố Thông Liêu, Nội Mông Cổ, Trung Quốc, trong lúc khai thác mỏ, các công nhân ở đây đã vô tình là nổ tung một ngôi mộ cổ và phát hiện ra bên trong có một chiếc quan tài bí ẩn có màu đỏ như máu. Họ lập tức báo sơ quan tình hình cho các chuyên gia và nhận được khuyến cáo: Đừng lại gần.
Ngay sau đó, các nhân viên của bảo tàng thành phố Thông Liêu cùng một số cán bộ của Sở công an thành phố cùng xuống hiện trường khảo sát. Phía bên ngoài ngôi mộ được xây dựng khá thô sơ dù kích thước rất to. Các chuyên gia đánh giá sơ bộ, tuổi đời của ngôi mộ phải lên tới nghìn năm tuổi, tức là thuộc thời Khiết Đan hay còn gọi nhà Liêu.
Sau hơn hai tháng, khu vực cổ mộ đã được khai thông, đoàn chuyên gia tìm được một cỗ quan tài màu đỏ tươi kì lạ cùng hàng trăm văn vật được chôn vùi dưới đất hàng nghìn năm.
Những vật bồi táng bao gồm rất nhiều vật dụng bằng bạc, bằng đồng thường dùng trong cuộc sống sinh hoạt thời xưa, ngoài ra còn có những món đồ sơn, đồ mộc, đồ thủy tinh, dụng cụ cưỡi ngựa và vải lụa gấm vóc. Trên những vật dụng kim loại còn được chạm khắc họa tiết hình ảnh vô cùng tinh tế, chứng tỏ thân phận của thi hài trong mộ cổ phải xuất thân từ quý tộc.
Theo các chuyên gia, việc quan tài được sơn màu đỏ là điều hết sức hiếm thấy, thậm chí chưa từng có ở Trung Quốc. Màu đỏ tượng trưng cho những điều tốt đẹp, từ thời xưa chỉ được người Trung Hoa dùng trong các đám cưới, phong bao lì xì hoặc các sự kiện chào đón năm mới. Bất cứ ai mặc quần áo hay dùng đồ vật màu đỏ trong lễ tang đều bị coi là không phù hợp.
Bên cạnh đó, quan tài không chỉ được sơn duy nhất màu đỏ. Nó còn được khắc nhiều họa tiết khác nhau, trong đó có hình chim phượng.
Mở quan tài màu đỏ, các nhà khảo cổ phát hiện thi thể một phụ nữ không có dấu hiệu phân hủy, mặc tới 11 lớp quần áo, được chôn cùng các đồ trang sức quý làm bằng vàng.
Chuyện người chết được mặc nhiều lớp quần áo không phải là hiếm trong lịch sử Trung Hoa nhưng được mặc tới 11 lớp quần áo thì là điều chưa từng có.
Các nhà khảo cổ còn bất ngờ hơn khi khám phá đến lớp quần áo cuối cùng, phát hiện một vùng nước màu đen xung quanh. Kết quả khám nghiệm cho thấy đây là thủy ngân, có thể đóng vai giúp thi thể người chết không bị phân hủy.
Cuối cùng, họ quyết định chuyển thi hài về bảo tàng để làm sạch và cho tiến hành xét nghiệm ADN. Kết quả báo cáo xét nghiệm ADN đã khiến cho giới học giả rất bất ngờ.
Sau khi kết hợp với ADN lấy từ các ngôi mộ của vua Liêu Thái Tổ đều chỉ ra có mối quan hệ tương thích đã khẳng định thân phận của chủ nhân ngôi mộ thực sự là công chúa Dư Lư Đổ Cô, em gái của quốc vương.
Theo sử sách, công chúa từng thông đồng với chồng tham gia nổi loạn hòng lật đổ triều đình lúc bây giờ nhưng thất bại. Cô công chúa tuy không bị xử tội chết nhưng cũng bị giam cầm trong ngục tối. Đến cuối cùng, công chúa qua đời vì bệnh tật.
Liêu Thái Tổ không nỡ ra tay giết, lệnh nhốt em gái vào ngục. Đến khi qua đời vì bệnh tật, công chúa Dư Lư Đổ Cô chỉ được chôn cất theo nghi thức bình thường, nhưng vẫn được chôn cùng các hiện vật có giá trị.
Nhà Liêu tồn tại trong 210 năm, từ năm 907 đến năm 1125, lấy kinh đô tại vùng đất nay là Nội Mông, sau này bị người Kim thôn tính.
Mộc Miên (T/h)