Với sự tiến bộ của y học, các ca hút mỡ hiện đúng quy trình tương đối an toàn. Tuy nhiên, ít ai biết số phận bi thảm của cô gái đầu tiên thực hiện phương pháp này trong lịch sử y học.
Kết cục bi thảm của cô gái đầu tiên hút mỡ trong lịch sử
Vào ngày 17/2/1921, ít ai biết đây là ngày bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng người Pháp, Charles Dujarier, thực hiện ca hút mỡ đầu tiên trong lịch sử y học. Bệnh nhân là một vũ công chuyên nghiệp muốn cải thiện hình dạng của mắt cá chân và đầu gối. Dujarier đã thực hiện cắt bỏ phần da thừa và mô dưới da từ bắp chân của cô nhưng kết quả thật thảm khốc.
Hút mỡ là phương pháp giảm cân được ưa chuộng - Ảnh: Health |
Ông đã loại bỏ quá nhiều mô và khiến miệng vết mổ bị kéo căng, không thể khép. Chân của Geoffre bị hoại tử và phải cắt bỏ. Kết quả, Dujarier bị kiện ra tòa và phải đền bù 200.000 francs, nhưng Geoffre mãi mãi không còn cơ hội đứng trên sân khấu. Sự cố này khiến việc nghiên cứu các phương pháp rút mỡ khỏi cơ thể tạm thời ngừng lại.
Kỹ thuật hút mỡ hiện đại được xem là thành tựu của cha con bác sĩ nhà Fischer, khi họ phát minh ra kim đầu tù - dụng cụ phẫu thuật cho phép họ tạo ra các đường ống giữa mạch máu chính trong cơ thể khi hút mỡ ra.
Một số bác sĩ phẫu thuật khác, bao gồm Kesselring và Meyer, đã sử dụng kỹ thuật này vào giữa những năm 1970 với khát vọng loại bỏ nhiều chất béo hơn, mang lại thân hình thon gọn cho phái đẹp. Tuy nhiên, các biến chứng thường gặp bao gồm lậu bạch huyết kéo dài, tụ máu, hoại tử da và dư thừa da cục bộ, đã làm cho thủ thuật này trở nên nguy hiểm.
Lược đồ giải thích mức độ khó khác nhau: từ màu xanh (khu vực dễ dàng) đến màu vàng, cam (khu vực khó khăn) đến màu đỏ (khu vực cấm) và tối (hoàn toàn cấm kỵ).
Cho đến khi cha con bác sĩ nhà Fischer phát minh ra kim đầu tù - dụng cụ phẫu thuật cho phép tạo ra các đường ống giữa mạch máu chính trong cơ thể khi hút mỡ, loại hình phẫu thuật này lập tức “đắt như tôm tươi”.
Quy trình hút mỡ theo phương pháp hiện đại - Ảnh: Tri thức trực tuyến |
Năm 1978, hai bác sĩ người Pháp, Yves-Gerard Illouz và Pierre Fournier, đã cải tạo phương pháp của Fischer bằng cách bơm một dung dịch nước muối vào mỡ trước khi hút, giúp giảm chảy máu và cho việc hút ra thuận lợi hơn.
Đến năm 1980, tuy đã trở nên phổ biến nhưng hút mỡ vẫn vấp phải nhiều chỉ trích và phản đối bởi không ít bệnh nhân bị xuất huyết và lõm da sau phẫu thuật.
Năm 1985, bác sĩ Jeffrey A. Klein đã nghĩ ra phương pháp hoàn thiện hơn, đó là tiêm lidocaine và epinephrine vào trong mỡ trước khi hút. Điều này giúp khắc phục bớt rủi ro và biến chứng mà những phương pháp phẫu thuật cũ gặp phải.
Hút mỡ có phải "giấc mơ màu hồng" trong việc giảm béo?
Với sự tiến bộ trong thiết bị, kỹ thuật và thiết bị đã đưa việc hút mỡ sang một kỷ nguyên mới và trở thành phương pháp làm đẹp không thể thiếu trong các thẩm mỹ viện. Tuy nhiên, việc hút mỡ quá mức có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm tử vong, và bác sĩ khuyến cáo hút bất kỳ thể tích nào trên 5 lít đều được coi là nguy hiểm.
Một bệnh nhân bị biến chứng nghiêm trọng sau khi hút mỡ - Ảnh: The PMFA Jounal |
Cụ thể vào năm 2009, tổng giám đốc tập đoàn bất động sản Franklin Heng, 44 tuổi, ở Singapore, đã chết thảm vì bị tiêm thuốc quá liều khi phẫu thuật hút mỡ. Bác sĩ Wong Meng Hang – người thực hiện ca phẫu thuật cho ông Franklin Heng đã bị kiện ra tòa.
Cảnh sát cho biết, trong quá trình phẫu thuật do tay nghề non kém, bác sĩ Wong đã 13 lần vô ý đâm nhầm vào ruột của nạn nhân. Lúc này, ông Franklin đã cảm thấy rất đau đớn và ú ớ kêu kèm cử động nhẹ tay chân. Thấy vậy, bác sĩ Wong và bác sĩ Zhu Xin Chu lại tiêm thêm thuốc gây mê cho ông Franklin. Việc tiêm thuốc quá liều này đã khiến bệnh nhân chết thảm trên bàn mổ.
Theo các khảo sát, nhiều người tích mỡ trở lại ở vùng đã hút trong vòng 1-5 năm sau khi thực hiện quy trình do thả lỏng chế độ ăn uống và lười luyện tập. Hút mỡ có thể đem lại cho bạn thân hình mơ ước, nhưng không có nghĩa là điều này sẽ kéo dài đến hết đời.
Quỳnh Chi (T/h)