+Aa-
    Zalo

    Hơn 10.000 tỷ đổ về dự án điện gió của Trung Nam Group

    • DSPL

    (ĐS&PL) - 10.250 tỷ đồng là số tiền mà Trung Nam Đắk Lắk 1 – thành viên của Trung Nam Group huy động thành công trong năm 2021.

    Theo dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX, trong năm 2021, CTCP điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (Trung Nam Đắk Lắk 1) có 10 đợt phát hành trái phiếu, với tổng giá trị 10.250 tỷ đồng. Các đợt phát hành của Trung Nam Đắk Lắk 1 với mục đích thực hiện đầu tư dự án Nhà máy điện gió EA Nam tại xã Ea Nam, huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk.

    27992555813551477216275731353101094336346305n
    Một đợt phát hành trái phiếu trị giá 960 tỷ đồng của Trung Nam Đắk Lắk 1 để thực hiện dự án điện gió EA Nam

    Thông tin về trái chủ trong các đợt phát hành trái phiếu của Trung Nam Đắk Lắk 1 không được công bố. Chỉ biết rằng, tài sản đảm bảo cho một số đợt phát hành của Trung Nam Đắk Lắk 1 là cổ phần của các cổ đông của Trung Nam Đắk Lắk 1; Toàn bộ tài sản gắn liền với đất của dự án điện gió EA Nam; Máy móc thiết bị và quyền tài sản phát sinh của dự án. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – VietcomBank là tổ chức quản lý tài sản đảm bảo.

    Dự án Nhà máy điện gió EA Nam của Trung Nam Đắk Lắk 1 có công suất thiết kế 400 MW, quy mô 84 trụ gió, kết hợp hệ thống 1.2 km đường dây 500 kV cùng hệ thống mạng điện và giao thông công cộng phục vụ dự án và dân cư địa phương; với tổng số vốn đầu tư 16.500 tỷ đồng.

    Trung Nam Đắk Lắk 1 được thành lập từ năm 2018 với vốn điều lệ 10 tỷ đồng gồm 3 cổ đông sáng lập là CTCP thủy điện Trung Nam (5%), CTCP đầu tư xây dựng Trung Nam – Trung Nam Group (92%) và ông Đỗ Hải Nam (3%). Ông Nguyễn Tâm Thịnh là Chủ tịch HĐQT/ người đại diện pháp luật của công ty trong những ngày đầu thành lập.

    Đến tháng 4/2021, Trung Nam Đắk Lắk 1 tăng vốn điều lệ lên 3.800 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập ban đầu không góp thêm vốn và chỉ sở hữu 0,263% vốn điều lệ, 99,737% tỷ lệ sở hữu còn lại không được công bố. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tâm Thịnh cũng không còn là Chủ tịch HĐQT của Trung Nam Đắk Lắk 1, thay vào đó là ông Hoàng Văn Hợp.

    Tuy nhiên, Trung Nam Đắk Lắk 1 vấn được giới thiệu là thành viên của Trung Nam Group.

    Trong những năm qua, Trung Nam Group chủ yếu thực hiện các dự án năng lượng tái tạo. Tổng vốn đầu tư của các dự án này đều rất lớn, nên Trung Nam Group cần phải huy động nhiều nguồn tín dụng khác ngân hàng.

    Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của Trung Nam Group những năm qua đều tham gia phát hành trái phiếu để huy động vốn.

    Từ năm 2019, MBBank là ngân hàng thu xếp những đợt tín dụng cả nghìn tỷ cho các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhóm Trung Nam.

    Có thể kể đến như, cuối tháng 8/2019, MBBank là tổ chức thu xếp hai lô trái phiếu cho nhóm Trung Nam Group, gồm 2.100 tỷ đồng kỳ hạn 9 năm cũng cho Trung Nam SPC và 945 tỷ đồng khác có kỳ hạn 5 năm trực tiếp cho CTCP Trung Nam.

    Đến tháng 12/2019, MBBank lại tiếp tục được nhắc đến trong thương vụ phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu của CTCP Điện mặt trời Trung Nam (Trung Nam SPC) - một thành viên của Trung Nam Group. Lô trái phiếu này cùng có kỳ hạn 4 năm, chia làm 4 đợt: Đợt 1 ngày 3/12 (400 tỷ đồng), đợt 2 ngày 4/12 (400 tỷ đồng), đợt 3 ngày 5/12 (400 tỷ đồng) và đợt 4 ngày 6/12 (300 tỷ đồng). Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là toàn bộ quyền tài sản và tài sản trên đất hình thành trong tương lai gắn liền với dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam (tại tỉnh Ninh Thuận), toàn bộ số cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại TN Solar Power.

    Nếu chỉ mình MBBank thì có lẽ sẽ không đủ khả năng tài trợ tín dụng cho Trung Nam Group, bởi doanh nghiệp này đang sở hữu nhiều dự án lớn, cần lượng vốn khổng lồ.

    Đặc biệt, với tham vọng trở thành chủ đầu tư dự án điện khí LNG Cà Ná giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 49.000 tỷ thì Trung Nam lại càng “khát vốn” hơn. Bởi vậy, thời gian qua Trung Nam Group không ngừng hợp tác với các tổ chức tín dụng khác.

    Đầu năm 2022, Trung Nam Group và Vietcombank đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện. Vietcombank đã tài trợ nhiều dự án lớn của Trung Nam Group hiện đã đi vào hoạt động như: Nhà máy Điện mặt trời Thuận Nam công suất 450 MW tại Ninh Thuận, Nhà máy Điện gió Đông Hải 1 công suất 100 MW tại Trà Vinh và Nhà máy Điện gió Ea Nam công suất 400 MW tại Đắk Lắk với tổng giá trị thu xếp vốn lên tới gần 13.600 tỷ đồng.

    Ngoài ra, tháng 2 vừa qua, Trung Nam Group đã hợp tác với Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) để tìm kiếm nguồn tài chính triển khai các dự án năng lượng tái tạo.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hon-10-000-ty-do-ve-du-an-dien-gio-cua-trung-nam-group-a536934.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan