+Aa-
    Zalo

    Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tọa đàm góp ý kiến dự thảo luật Hòa giải, đối thoại tòa án

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tham dự có đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đơn vị, Văn phòng Trung ương Hội.

    Tham dự Hội thảo có các đại diện đến từ Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đơn vị, ban chuyên môn, Văn phòng Trung ương Hội.

    Mới đây, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm góp ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại án tòa án với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Tuân - Phó Trưởng ban Nghiên cứu xây dựng và phổ biến pháp luật.

    Tham dự Hội thảo có đại diện: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đơn vị, ban chuyên môn, Văn phòng Trung ương Hội.

    Toàn cảnh buổi tọa đàm.

    Về sự cần thiết phải ban hành Luật này còn nhiều ý kiến khác nhau, nhiều ý kiến cho rằng, chưa cần thiết phải ban hành Luật để điều chỉnh nội dung này, bởi hiện nay, việc quy định vấn đề hòa giải trong quá trình tố tụng đã được quy định ở các luật, bộ luật hiện hành.

    Một số ý kiến khác cho rằng, hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận thì nên ban hành.

    Tuy nhiên, cần quy định một cơ chế chặt chẽ để bảo đảm điều kiện thực hiện. Về phạm vi điều chỉnh của Luật, nhiều ý kiến cho rằng, không nên bó hẹp. Phạm vi điều chỉnh của Luật không chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính… mà cần áp dụng với cả những tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính mà các bên không lựa chọn khởi kiện mà lựa chọn cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

    Ngoài ra, các đại biểu tham dự Tòa đàm còn cho ý kiến về nhiều vấn đề khác như: tiêu chuẩn hòa giải viên, đối thoại viên không nhất thiết quy định phải có 10 năm kinh nghiệm; vấn đề bảo mật thông tin; việc công nhận hòa giải thành, đối thoại thành; thời hạn hòa giải, đối thoại...

    Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến tại Tọa đàm và có ý kiến đóng góp với các cơ quan có liên quan.

    Mai Vũ

    Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật số 170 ngày 23/10/2019

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-luat-gia-viet-nam-to-chuc-toa-dam-gop-y-kien-du-thao-luat-hoa-giai-doi-thoai-toa-an-a298413.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan