+Aa-
    Zalo

    Hội chứng lạ khiến người phụ nữ 14 tháng không thể tự tiểu tiện

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cuộc sống của người phụ nữ đã thay đổi khi thức dậy vào tháng 10/2020 và thấy mình không thể đi tiểu được.

    Tháng 10/2020, Elle Adams - một người làm sáng tạo nội dung, tỉnh dậy và đột nhiên thấy mình không thể tiểu tiện, dù cô uống bao nhiêu nước đi chăng nữa.

    "Tôi rất khỏe mạnh. Cơ thể cũng không có vấn đề gì. Bỗng nhiên một ngày tôi thức giấc và thấy mình không đi vệ sinh được. Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn từ đó", cô nói.

    khong the tieu tien 1
    Cuộc sống của Elle Adams bị đảo lộn.

    Adams lập tức đến phòng cấp cứu của Bệnh viện St. Thomas ở London, Anh. Các bác sĩ thông báo bàng quang cô đang chứa một lít nước. Thông thường, bàng quang phụ nữ có thể chứa 500ml nước tiểu và 700ml ở nam giới, theo Viện Y tế Quốc gia (NIH).

    Các bác sĩ đặt một ống thông khẩn cấp vào bàng quang để giúp Adams dẫn lưu nước tiểu. Cô ấy được lựa chọn rút ống thông ra để có thể cố gắng đi vệ sinh hoặc về nhà và quay lại bệnh viện để đánh giá lại sau 3 tuần. Adams hẹn gặp một chuyên gia tiết niệu sau 8 tháng và được dạy cách tự đặt ống thông tại nhà.

    Người phụ nữ cho hay suốt 14 tháng, cô không thể tự tiểu tiện một cách bình thường và không hiểu lý do vì sao. Mãi đến tháng 12/2021, Adams mới được chẩn đoán mắc hội chứng Fowler.

    "Tôi được thông báo dường như đang mắc Hội chứng Fowler. Tôi được bác sĩ giải thích về các lựa chọn điều trị tối thiểu, tôi cũng đã thử dùng thuốc nhưng không có gì khác biệt", Adams nói.

    Theo Viện Y tế Quốc gia, Hội chứng Fowler là tình trạng không có khả năng làm trống bàng quang và chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trẻ. Nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa được làm rõ và nó ảnh hưởng đến chưa tới 1.000 người ở Mỹ. Chẩn đoán trên đồng nghĩa với việc Adams sẽ phải sử dụng ống thông để đi tiểu trong suốt quãng đời còn lại.

    Adams cho hay cô đã trải qua một bài kiểm tra niệu động học - một quy trình đánh giá mức độ hoạt động của các bộ phận đường tiết niệu dưới để lưu trữ và giải phóng nước tiểu - tại Bệnh viện Guy ở London.

    khong the tieu tien 2
    Adams tại bệnh viện cấp cứu ở London.

    Các bác sĩ nói với Adams rằng "lựa chọn duy nhất" của cô là thực hiện kích thích dây thần kinh xương cùng. Theo Cộng đồng Bàng quang và Ruột, phương pháp điều trị này có thể giúp giải quyết các vấn đề về bàng quang và ruột.

    Phương pháp điều trị này giúp kích thích các dây thần kinh thông qua sợi dây mỏng tạm thời được luồn vào gần các dây thần kinh sát xương cụt. Các dây thần kinh này kiểm soát bàng quang và ruột, kích thích các cơ ruột để chúng hoạt động bình thường. "Nó không thay đổi cuộc sống của tôi, nhưng có thể giúp ích". Adams nói.

    Đến tháng 1/2023, Adams trải qua ca phẫu thuật nhằm kích thích dây thần kinh xương cùng. "Số lần tôi phải đặt ống thông tiểu giảm đi nhiều, ít hơn khoảng 50%. Ca phẫu thuật đã làm cho cuộc sống của tôi dễ dàng hơn, sau hai năm địa ngục, đó là tất cả những gì tôi có thể yêu cầu", cô nói. "Tôi biết ơn vì sự khác biệt này và cảm thấy tốt hơn so với trước kia".

    Linh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hoi-chung-la-khien-nguoi-phu-nu-14-thang-khong-the-tu-tieu-tien-a570376.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    2 bênh nhân nhập viện cấp cứu vì mắc liên cầu lợn

    PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang cấp cứu và điều trị cho hai bệnh nhân bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn. Một trường hợp bị mắc bệnh sau khi giết mổ và ăn thịt lợn ốm, còn một trường hợp khác bị liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh.