Các nhà khảo cổ học thuộc Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật có xương sống (IVPP) gần đây đã phát hiện hoá thạch hipparion của hệ động vật có thể có niên đại lên đến 8 triệu năm tại một sườn đồi trên đồng cỏ ở huyện Ôn Tuyền, Tân Cương (Trung Quốc).
Các tầng hóa thạch tập trung và dày đặc, một số hóa thạch có quan hệ với nhau. Sau khi phân tích và xác định sơ bộ, các nhà khoa học nhận định nhóm hóa thạch còn lại của Hipparion và hoá thạch cùng của hệ động vật Hipparion như linh dương, Palaeotragus và Tetralophodont tồn tại cùng thời điểm.
Hệ động vật Hipparion phân bố rộng rãi ở khu vực vĩ độ trung bình của Âu-Á cách đây 8 triệu đến 5 triệu năm, và hóa thạch của chúng đã được tìm thấy ở nhiều tỉnh phía Bắc Trung Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Tân Cương, hệ động vật Hipparion chỉ xuất hiện ở hạt Ôn Tuyền, đây là vị trí trọng yếu liên kết sự phân bố của hệ động vật Hipparion ở hai đầu phía Đông và phía Tây của Âu-Á, có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu sự tiến hóa cổ sinh trong thời kỳ này.
Khu vực phát hiện hóa thạch này có giá trị nghiên cứu khoa học cao và sẽ được khai quật một cách có kế hoạch trong tương lai.
Minh Hạnh (Theo China Daily)